Thiện hữu thiện báo: Người nhân ái tự sẽ có người tốt giúp đỡ

Thiện hữu thiện báo: Người nhân ái tự sẽ có người tốt giúp đỡ

Người xưa có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Nhưng nhân quả báo ứng thường đến muộn, nên người ta ít khi để ý, cũng không kết nối các sự việc với nhau, mà coi đó là những sự việc riêng lẻ. Nhưng chỉ ngẫm lại một chút là sẽ thấy được mối liên hệ. Hãy cùng xem câu chuyện của Triệu Tuyên Tử cứu người đi đường mà hai năm sau thoát được một đại kiếp. 

cổ nhân, thiên hữu thiện báo

Chuyện xưa kể rằng

Khi đại thần Triệu Tuyên Tử từ vùng đất được phong quay về kinh đô. Trên đường về gặp một người nằm dưới gốc cây.

Triệu Tuyên Tử đến gần người đó, phát hiện sắc mặt của anh ta vàng vọt, hơi thở thiêm thiếp: “Nhất định là anh ta đói quá mà sinh bệnh đây!”. Thế là Triệu Tuyên Tử gọi người lấy lương thực trên xe bón cho anh ta.

Một lúc sau, người đó từ từ mở mắt. Triệu Tuyên Tử thương xót nói rằng: “Sao mà lại đói đến mức như thế này?”.

Người kia từ từ trả lời: “Tôi làm nô bộc cho người ta ở Phong Đô, trên đường về nhà bị hết lương thực, xấu hổ không dám đi ăn xin, lại ghét ăn trộm của người khác, cho nên mới đói đến mức như thế này”.

“Ôi!” – Triệu Tuyên Tử thở dài, lại lấy cho người đó hai miếng thịt khô. Anh ta nhận rồi bái lạy nhưng không ăn, Triệu Tuyên Tử hỏi tại sao không ăn, anh ta nói: “Tôi để dành cho bố mẹ già ở nhà”.

“Tốt! Đúng là một người con có hiếu!” – Triệu Tuyên Tử khen ngợi – “Ngươi ăn hết đi – ta cho ngươi cái khác”. Sau đó lại cho anh ta hai khúc thịt khô và một trăm quan tiền.

Hai năm sau, Tấn Linh Công muốn giết Triệu Tuyên Tử, bèn cho vệ binh mai phục trong phòng, khi mời anh ta uống rượu sẽ giết chết.

Sau ba tuần rượu, Triệu Tuyên Tử biết được ý đồ của Tấn Linh Công, liền mượn cớ đi ra ngoài. Tấn Linh Công lệnh cho binh sỹ ở trong phòng nhanh chóng đuổi theo để giết Triệu Tuyên Tử.

Có một binh sĩ chạy nhanh nhất, bắt được Triệu Tuyên Tử trước, Triệu Tuyên Tử thở dài nói: “Thôi mệnh ta đã hết!”.

Ai biết người lính kia lại nói: “Ngài, xin ngài hãy nhanh lên xe, ở đây đã có tôi đối phó!”.

Triệu Tuyên Tử vừa lên xe, vừa xúc động hỏi: “Ngươi là ai mà sẵn sàng ra tay cứu giúp ta?”. Người lính nói: “Tôi chính là người sắp chết đói ở gốc cây hai năm trước đấy!”. Nói xong rồi bèn quay người chiến đấu kịch liệt cùng quân lính của Linh Công, cuối cùng đuối sức mà chết. Triệu Tuyên Tử do đó mà được cứu thoát.

Phân tích: 

Tục ngữ có câu: “Thiện hữu thiện báo”, Triệu Tuyên Tử có tấm lòng nhân đức cứu giúp người khác, mà khi gặp nguy hiểm đã tránh được cái chết. Đây cũng là ý trong thượng thư có nói: “Ân đức tuy nhỏ nhưng không gọi là nhỏ”. Triệu Tuyên Tử ban ân đức cho một người, hơn nữa còn khiến cho bản thân mình được cứu thoát, huống hồ ban ân đức cho hàng vạn người thì sao? Cho nên trong Kinh Thi Đại Nhã Văn Vương có nói: “Người tài đông đúc, Văn Vương vì thế mà được an khang“. Đây chính là người đáng để mọi người trong thiên hạ noi theo.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN