Bá Di và Thúc Tề vứt bỏ sinh mệnh để giữ gìn khí tiết

Bá Di và Thúc Tề vứt bỏ sinh mệnh để giữ gìn khí tiết

Những người quân tử, thánh hiền thời xưa thường sẽ theo một người mà họ tín nhiệm. Khi tín nhiệm rồi thì có thể sẵn sàng vứt bỏ tính mạng, xả thân vì minh chủ của mình. Chính vì thế họ thường lựa chọn rất kỹ lưỡng trước khi theo một ai đó. Qua câu chuyện đối đáp giữa Bá Di và Thúc Tề dưới đây ta sẽ biết cụ thể hơn điều đó.

Cuối đời Thương Trụ Vương, nước Cô Trúc có hai vị thánh hiền, tên gọi là Bá Di và Thúc Tề. Họ nghe nói Chu Văn Vương rất anh minh, sáng suốt, liền bảo nhau rằng: “Nghe nói phía tây có Tây Bá là vị vua nhân đức, chúng ta chi bằng đi đến phục vụ cho ông ấy”, thế rồi hai người đi đến nước Chu.

Bá di và Thúc tề

Bá Di và Thúc Tề (Ảnh minh họa: Phunusuckhoe.vn)

Đúng khi hai người đi đến phía nam của núi Kỳ Sơn, Chu Văn Vương lâm trọng bệnh qua đời. Chu Vũ Vương lên kế vị, tích cực tuyên dương ca ngợi đức độ của triều Chu, chuẩn bị thảo phạt Thương Trụ.

Chu Vũ Vương sai Thúc Đản đi tìm Giao Cách, giao ước với anh ta rằng: “Cho anh bổng lộc gấp ba lần, giữ chức quan nhất phẩm”. Lại sai Bảo Thiệu Công tìm Vi Tử Khải, làm hiệp ước đồng minh với anh ta rằng: “Để cho anh đời đời làm chư hầu, bảo vệ tế tự triều Thương, lấy vùng Mãnh Chử làm đất phong”. Chu Vũ Vương không ngừng liên kết lực lượng bốn phương, đồng lòng muốn phản Thương.

Bá Di và Thúc Tề sau khi nghe chuyện này, cảm thấy rất thất vọng.

Bá Di cười nói rằng: “Than ôi! Như thế này hoá ra không giống những gì chúng ta nghe nói ư! Đây không phải là đạo mà ta nghe nói. Trước đây Thần Nông Thị trị vì thiên hạ, bốn mùa cúng tế rất cung kính, mà không cầu phúc cho bản thân; đối với trăm dân thì giữ tín nghĩa, tận tâm, tận lực, không mong gì cả. Tuyệt đối không lợi dụng sự thất bại của người khác làm thành công của mình, không lợi dụng sự thấp hèn của người khác để làm sự cao thượng của mình. Hôm nay, Chu Vương nhìn thấy Thương Trụ dâm loạn, muốn nhân cơ hội chiếm đánh, đây là mưu kế cao siêu, mượn đường hối lộ, lấy việc đó để tuyên dương đức hạnh, lấy những mộng lành để làm vui lòng mọi người. Dùng cách này để đánh Thương Trụ, cũng là dùng sai lầm để thay bạo ngược, chúng ta nên làm như thế nào đây?”.

Thúc Tề nghĩ một lúc, rồi nói: “Chúng ta nghe nói các bậc thánh hiền thời xưa, khi thế sự yên bình cũng không né tránh trách nhiệm của mình, khi thời thế loạn lạc cũng không sống tạm bợ cẩu thả. Ngày nay thiên hạ đại loạn, đạo đức của triều Chu đã suy thoái, nếu chúng ta theo Chu Vương thì danh tiết của mình cũng bị dơ bẩn, chi bằng hãy dời đi thật xa, để cho đức hạnh của mình được trong sạch”.

Thế rồi hai người cứ thẳng hướng bắc mà đi, cuối cùng chết đói trên núi cao.

Phân tích.

Không có gì là quan trọng, không có gì là tầm thường, đó là lẽ thường tình của con người. Nếu coi là quan trọng sẽ bảo toàn được nó, nếu xem nhẹ sẽ lấy đi thứ quý giá của sự tu dưỡng bản thân. Bá Di, Thúc Tề đều vứt bỏ sinh mệnh của mình để giữ gìn khí tiết, đây chính là trong mắt họ việc trọng, việc nhẹ đã được xác định rồi. Tuy lập luận của họ xem ra có vẻ viển vông với xã hội bây giờ, nhưng khí tiết của họ thực đáng để học tập.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN