Bài học cổ nhân: Sống trên đời, cần biết mình là ai

Bài học cổ nhân: Sống trên đời, cần biết mình là ai

Ngày nay, nhiều người có địa vị, danh phận không phù hợp với trình độ kiến thức, nhưng cứ cố chấp vào địa vị của mình. Kết quả, không chỉ hao tổn tinh thần, sức lực mà còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của cấp dưới. Sống như vậy rất là mệt mỏi. Hãy đọc câu chuyện dưới đây để thấy việc “ngồi nhầm chỗ” mệt mỏi như nào.

Khi Hán Văn Đế đã tương đối quen với việc quốc gia đại sự, có một lần lên triều, Văn Đế hỏi quan hữu Thừa tướng Chu Bột: “Một năm thiên hạ giải quyết bao nhiêu vụ án?”.

Chu Bột tạ tội rằng: “Thần không biết”.

Văn Đế hỏi: “Một năm thiên hạ thu chi bao nhiêu lương thực tiền bạc?”.

Chu Bột lại tạ tội nói không biết, sợ đến mức mồ hôi chảy ướt đầm lưng áo, vì cảm thấy xấu hổ không trả lời được câu hỏi.

Hán Văn Đế

Ảnh: Sohu.com

Lúc này Văn Đế lại hỏi quan tả Thừa tướng Trần Bình. Trần Bình trả lời rằng: “Mọi việc này đã có quan chủ quản”.

Văn Đế lại hỏi: “Quan chủ quản là ai?”.

Trần Bình nói: “Nếu như bệ hạ muốn hỏi chuyện tố tụng, nên đi hỏi quan Đình úy; nếu như hỏi về tiền bạc lương thực nên đi hỏi quan Nội sử”.

Văn Đế nói: “Nếu như mỗi bộ ngành đều có người cai quản, vậy thì ngươi cai quản việc gì vậy?”.

Trần Bình tạ tội nói rằng: “Thần rất lo sợ! Bệ hạ không biết thần tài trí bình thường, để thần đảm nhận chức vụ Tể tướng. Chức vụ tể tướng là ở bên cạnh giúp đỡ hoàng thượng, điều lý âm dương, thuận theo bốn mùa; đối với bên dưới thì chăm lo sự sinh trưởng của vạn vật; đối với bên ngoài thì phải hài hòa với các nước chư hầu; đối với bên trong thì gần gũi chăm lo cho dân chúng, khiến cho các công khanh, đại thần chăm lo cho chức vụ của mình”.

Sau khi Văn Đế nghe xong rất khen thưởng. Hữu Thừa tướng Chu Bột vô cùng hổ thẹn, sau khi bãi triều có ý trách giận Trần Bình rằng: “Sao bình thường ngài không dạy tôi trả lời như vậy!”.

Trần Bình cười nói: “Ngài thân giữ chức Thừa tướng, lẽ nào không biết chức trách của người làm thừa tướng? Nếu như bệ hạ hỏi thành Trường An có bao nhiêu tên trộm, ngài cũng cố phải trả lời sao?”.

Lúc này Chu Bột mới hiểu tài năng của mình còn kém xa Trần Bình. Không bao lâu sau, Chu Bột cáo bệnh, xin miễn nhiệm chức Thừa tướng, Trần Bình một mình đảm nhận cả hai chức vụ tả hữu Thừa tướng.

Phân tích: 

Người làm chính trị cần biết được cái đại thể, rõ được hoàn cảnh và thân phận mình, không nên dồn sức lực vào những việc nhỏ nhoi vụn vặt.

Chu Bột là võ tướng xuất thân từ một nông dân, tính cách dũng mãnh, nhưng tài trí, mưu lược lại rất đơn giản. Bản thân giữ chức vụ Thừa tướng cao như vậy lại không hiểu rõ giá trị của nghệ thuật cai trị, quan trọng là phương thức quản lý hành chính và quân đội không giống nhau.

Trong quân đội trừ khi là người phụ trách mưu lược toàn diện, những tướng quân đều lấy sự quả cảm gan dạ làm chuẩn mực, phục tùng kỷ luật nhưng thiếu đi sự khéo léo trong việc hành chính hàng ngày. Trần Bình không như vậy, hiểu rõ được chức trách nhiệm vụ của người lãnh đạo, chỉ cần chú ý phát hiện sử dụng nhân tài, cân bằng đại cục, như vậy đã không phải để ý đến những việc cụ thể. Chỉ có người lãnh đạo như vậy mới có thể cho là Đắc thể, lợi hại là ở chỗ hiểu rõ được vấn đề mấu chốt của đại cục.

Ngày nay, có rất nhiều người từ lĩnh vực quân sự hoặc lĩnh vực khác chuyển sang làm lãnh đạo quản lý hành chính, những trở ngại mà họ gặp phải là không đủ nhận thức về quản lý hành chính, không thể chuyển hoá tư duy một cách nhanh chóng. Cũng giống một vài người thành công, không yên tâm với tổ chức quản lý, yêu cầu tìm những mặt cụ thể. Kết quả, không nói đến việc hao tổn tinh thần, sức lực mà còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của cấp dưới. Tình huống như vậy đều là do không nắm vững đại cục, thiếu nghệ thuật quản lý.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN