Một người đàn ông sáng suốt thì cần phải có sự chính trực và quyết đoán

Một người đàn ông sáng suốt thì cần phải có sự chính trực và quyết đoán

Tăng Tử, một trí giả thuộc Trung Hoa thời cổ, đã từng một lần khẳng định rằng một người đàn ông sáng suốt phải sở hữu những giá trị đạo đức cao. Anh ta phải có những mục tiêu cao thượng, phải quả quyết và kiên định, có thể gánh vác những trọng trách đem lại lợi ích cho xã hội.

>>Thương Trụ Vương: Kẻ thông minh không đúng chỗ

người đàn ông

Ảnh minh họa: pixabay.com

Nhiều trường học ngày nay chú trọng việc giảng dạy nhiều về kiến thức chuyên môn mà ít để ý đến những giá trị đạo đức. Tuy nhiên, người xưa tin rằng một cá nhân mà thiếu ý chí mạnh mẽ và đề cao đạo đức thì không kể người này thông minh thế nào, người đó sẽ không thể tiến đến sự hoàn mỹ. Những ai mà cho thấy được sự nhẫn nại và ý chí kỷ luật sẽ gánh vác những trách nhiệm đem lại lợi ích cho xã hội.

Tăng Tử, một trí giả thuộc Trung Hoa thời cổ, đã từng một lần khẳng định rằng một người đàn ông sáng suốt phải sở hữu những giá trị đạo đức cao. Anh ta phải có những mục tiêu cao thượng, phải quả quyết và kiên định, có thể gánh vác những trọng trách đem lại lợi ích cho xã hội. Sẽ gần như không thể để một cá nhân hoàn thành những trọng trách khi đối diện với nhiều nghịch cảnh trừ phi cá nhân này đề cao hơn những suy nghĩ thuộc về đức hạnh. Một câu đáng nhớ nhất của Tăng Tử : “Mỗi người đều có trách nhiệm dành cho dân tộc” đã được ghi vào sử sách. (John Kenedy cũng đã từng nói một câu tương tự “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho anh, nhưng hãy hỏi anh đã làm được gì cho đất nước.”)

Câu nói của Tăng Tử được giải nghĩa rằng trách nhiệm của mỗi người dân là tu dưỡng đức hạnh và đặt phúc lợi của xã hội lên hàng đầu trong khi còn nghèo khó; còn khi sung túc và được thuộc vào tầng lớp xã hội cao thì hãy đóng góp lại cho xã hội và tỏ ra rộng rãi. Thành ngữ này của Tăng Tử sau đó đã trở thành một nguyên tắc đạo đức gây ảnh hưởng đến người dân Trung Hoa xuyên suốt quá trình lịch sử (cho đến trước năm 1949 khi chính quyền rơi vào tay Đảng Cộng Sản). Rất nhiều bậc trí giả ở Trung Hoa cổ đại đã trung thành với nguyên tắc này, dù cho họ giàu hay nghèo, được giáo dục tốt hay thiếu giáo dục; họ luôn luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân. Điều này cho phép người xưa chịu đựng được những khó khăn thử thách, và chỉ khi xong việc họ mới tận hưởng sự liên hoan, vui vẻ.

Lịch sử Trung Hoa chứa đựng rất nhiều câu chuyện về sự dành trọn lợi ích cá nhân cho sự hạnh phúc của dân tộc, thậm chí có nhiều cá nhân đã phải sống trong hoàn cảnh cực khổ. Những bậc trí giả ngày xưa đã đóng góp một cách vô bờ bến cho sự vững chãi của dân tộc, và điều này cho phép cả dân tộc phát triển tránh được nhiều tai ương.

Tác giả: Epoch Times Staff

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN