Tổng hợp kiến thức về dinh dưỡng cho bé mới sinh

Tổng hợp kiến thức về dinh dưỡng cho bé mới sinh

Chuyện cung cấp dinh dưỡng cho bé mới sinh tưởng như đơn giản, nhưng thực tế lại không đơn giản chút nào có rất nhiều phụ huynh đã và đang phải đối mặt một thực trạng đáng lo ngại về dinh dưỡng cho bé.

dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Ảnh: Yeutre.vn

 Sau khi sinh, trung bình một đứa bé sẽ nặng 3 kg và dài 50 cm. Lúc bốn tháng tuổi, bé nặng gấp hai lần; khi một tuổi, nặng gấp ba lần; hai tuổi bé đã nặng gấp bốn lần. Chiều cao của bé cũng tăng nhanh ở những năm đầu. Sự phát triển của bộ não trong những năm đầu cũng đáng chú ý: lúc mới sinh não nặng khoảng 300g; đến sáu tháng nặng gấp hai lần, khi một tuổi não nặng gấp ba lần; hai tuổi não trẻ đạt 80% so với não người lớn.

Ở người lớn, năng lượng ăn vào cân bằng với năng lượng tiêu hao; còn ở bé, năng lượng ăn vào phải lớn hơn năng lượng tiêu hao vì bé cần dự trữ năng lượng để phát triển. Suy dinh dưỡng là do năng lượng ăn vào giảm và năng lượng tiêu hao tăng. Khi bị suy dinh dưỡng, bé không tăng cân, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh. Từ thực tế cho thấy, mỗi ngày có 700-800 ca khám và tư vấn về dinh dưỡng cho bé mới sinh thì có đến 40% ca gặp khó khăn về ăn uống. Chính sự thiếu hiểu biết về dinh dưỡng và sự phát triển của bé là nguyên nhân chính.

Nguyên nhân tâm lý thường xảy ra do những sai lầm trong việc nuôi con. Nhiều phụ huynh không cho bé được tự múc, tự ăn vì sợ bé ăn lâu mất thời gian hoặc làm đổ thức ăn. Thực đơn cho bé cũng thường áp đặt theo khẩu vị và sự chủ quan của người lớn. Khi ăn uống căng thẳng như thế, bé sẽ sợ ăn, dẫn đến rối loạn cơ chế no – đói, lâu ngày thành suy dinh dưỡng. Không ít bậc cha mẹ thấy con biếng ăn, chậm lớn, thay vì phải đưa con đến bác sĩ để điều trị thì lại tự làm bác sĩ, cho uống bừa bãi các loại thuốc trị biếng ăn trên thị trường. Đó là do người nuôi bé thiếu hiểu biết cơ bản về thực phẩm, về dinh dưỡng cho bé mới sinh.

Cũng có những sai lầm thường gặp do cho bé ăn dặm quá sớm, làm bé bị rối loạn hấp thụ, tiêu chảy. Ngược lại, ăn dặm quá trễ sẽ làm bé bị suy dinh dưỡng, ngoài sữa mẹ ra bé sẽ không chịu ăn gì khác trong khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Khi bé bị bệnh, cần bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt hơn để chống đỡ bệnh và phục hồi thì nhiều người lại bắt bé kiêng cữ.

Cũng có quan niệm ăn cơm sớm bé sẽ mau cứng cáp mà không hiểu rằng, ăn cơm khi chưa có răng hàm để nhai, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đi phân sống và…cũng sẽ bị suy dinh dưỡng. Trẻ bị thiếu nhiều chất, suy dinh dưỡng lâu ngày mà không biết hoặc bị ép ăn quá nhiều, sợ hoặc biếng ăn thường xuyên sẽ bị rối loạn hành vi tiêu hóa.

Ðể hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở bé mới sinh, cần phải có chế độ ăn dặm đúng cách cho bé với bốn nhóm thức ăn bột – đạm – dầu – rau, phát hiện sớm tình trạng thiếu các chất đặc biệt quan trọng như: vitamin A, sắt, calci… Nếu thiếu các chất này, bé sẽ bị thiếu máu, còi xương, tầm vóc lúc trưởng thành bị hạn chế, bị các bệnh về mắt ….

Bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em, giờ đây còn có thêm một vấn đề cần phải quan tâm, đó là việc có quá nhiều trẻ dư cân và béo phì. Năm 1996 tỷ lệ trẻ dư cân và béo phì là 2%, đến năm 2000 đã tăng đến 3,1% và cho đến nay thì mức gia tăng đang ở mức báo động. Béo phì được coi là một căn bệnh, và nguy hiểm ở chỗ là bệnh mãn tính, vì là bệnh mãn tính nên tích tụ theo thời gian. Rất nhiều trường học hiện đang phải áp dụng các biện pháp làm giảm cân, chống béo phì cho trẻ, thậm chí tại các bệnh viện có không ít trẻ phải điều trị bệnh béo phì. Trẻ dưới 1 tuổi thường mập (đôi khi rất mập), nhất là từ tháng thứ 4-6. Ðây là giai đoạn bé tích mỡ nhanh nhất, nhưng lại chưa vận động nhiều để tiêu hao năng lượng.

Hai giai đoạn bé dễ bị béo phì là trong hai năm đầu và vào khoảng 4-11 tuổi. Các bậc cha mẹ ngày nay thường thích con mình mập mạp và đánh đồng sự tròn trĩnh với tình trạng sức khỏe tốt nên có khuynh hướng cho trẻ ăn quá nhiều mà không quan tâm đến nhu cầu thật của cơ thể trẻ.

Phần lớn trẻ đều thích ăn quà vặt và rất dễ bị lôi cuốn bởi những thứ thức ăn bắt mắt. Khi đã béo phì rồi thì hậu quả cũng không xảy ra ngay mà phải một thời gian sau. 80% trẻ bị béo phì sẽ trở thành người lớn béo phì, sẽ bị một số bệnh mãn tính như: tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, tiểu đường, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, khớp, rối loạn chuyển hóa lipit trong máu. Trẻ béo phì lại thường nặng nề, chậm chạp, vụng về, dễ mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập bạn bè cùng trang lứa. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải trang bị những kiến thức cơ bản để cung cấp dinh dương cho bé mới sinh như thế nào để bé không bị suy dinh dưỡng hay béo phì về sau này.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi

– Nếu trẻ bú mẹ thì nên cho bú theo nhu cầu, không cần chia số bữa theo giờ nhất định. Nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ đến hết 4 tháng tuổi. Từ 5 tháng tuổi trở đi vẫn cho bú mẹ nhưng có thể tập cho trẻ cho ăn thêm theo hướng dẫn ở mục dưới đây.

– Nếu nuôi trẻ bằng cách xen kẽ sữa bò và sữa mẹ thì số lượng ăn tính phức tạp hơn. Thường thì các bữa trẻ bú mẹ nên cho bé bú đủ no theo nhu cầu. Những bữa nuôi bằng sữa bò thì số lượng được tính theo công thức như khi nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bò.

– Nếu nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bò thì số bữa và số lượng ăn của mỗi bữa có thể được tính như sau :

* Trẻ mới đẻ đến đầy tháng tuổi : cho trẻ ăn từ 6-7 bữa sữa dành cho trẻ sơ sinh.

+ Ngày đầu tiên và ngày thứ hai cho trẻ ăn chừng 10 ml một bữa.

+ Từ ngày thứ ba đến ngày thứ 8 cho trẻ ăn tăng thêm khoảng 10 ml một bữa, sao cho đến ngày thứ 8, số lượng ăn của trẻ khoảng 70 ml một bữa.

+ Từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 15, tăng dần số lượng lên đến khoảng 90 ml / một bữa.

+ Từ ngày thứ 15 – 30, tăng dần số lượng lên đến khoảng 100ml / một bữa.

* Tháng thứ hai : Nên cho trẻ ăn chừng 6 bữa sữa , số lượng ăn là khoảng 110ml / một bữa.

* Tháng thứ 3 : 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 120ml.

* Tháng thứ 4 : 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 130ml và khoảng 2-3 thìa cà phê nước quả.

* Tháng thứ 5 : 5 bữa, số lượng cho mỗi bữa khoảng chừng 140-150 ml, số bữa có thể được chia như sau

+ Bữa sáng : Sữa bò (hoặc bú mẹ)

+ Khoảng một giờ sau cho trẻ uống chừng 4 thìa cà phê nước quả. Sau đó trẻ có thể ngủ một giấc giữa chừng.

+ Trẻ ngủ dậy cho ăn bữa tiếp theo bằng rau củ nghiền pha sữa hoặc nước cháo pha sữa + 2-3 thìa sữa chua.

+ Sữa bò hoặc bú mẹ.

+ Bữa lót dạ chiều có thể cho trẻ ăn hoa quả nghiền + hoặc 2+3 thìa sữa chua nếu bữa trưa chưa ăn.

+ Sữa bò hoặc bú mẹ.

+ Sữa bò hoặc bú mẹ.

* Tháng thứ 6 : (Lưu ý cho trẻ ăn bột loãng). Số lượng mỗi bữa ăn khoảng 150-170 ml trừ bữa hoa quả nên cho trẻ ăn theo nhu cầu.

+ Bữa sáng : sữa bò (hoặc bú mẹ)

+ Khoảng một giờ sau cho trẻ uống chừng 15-20 ml nước quả. Sau đó thường trẻ sẽ ngủ giấc buổi sáng

+ Ngủ dậy nên cho trẻ ăn bữa chính là bột gạo hoặc rau củ nghiền với khoảng 40 gr thịt nạc ninh nhừ và xay mịn + 3-4 thìa sữa chua.

+ Bú đầu giờ chiều : Sữa đậu nành, sũa bò hoặc bú mẹ. Sao do tre thuong ngu giac buoi chieu

+ Bữa lót dạ chiều luc ngu day : hoa quả nghiền cộng sữa chua nếu bữa trưa trẻ chưa ăn.

+ Bữa chiều tối : bột sữa

+ Bữa tối : sữa bò hoặc bú mẹ.

Bắt đầu từ tháng này, cha mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn thêm pho mai loại hộp tuơi.

Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi

Ảnh: Yeutre.vn

Trong 4-6 tháng đầu tiên, bé chỉ bú sữa. Nhưng trong 6 tháng tiếp theo, bé bắt đầu ăn dặm và đến khi 1 tuổi bé đã ăn được hầu hết các thức ăn như người lớn. Sự chuyển tiếp này là một vấn đề lớn vì cả mẹ và bé cần làm quen dần với khái niệm “bữa ăn gia đình”. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần cho trẻ ăn dặm từng bước để trẻ có thời gian làm quen với thức ăn mới, và bạn cần nhớ rằng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ. Bạn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và dùng bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Sữa vẫn là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho trẻ nhỏ, sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp với nhu cầu của bé. Bé cần bao nhiêu sữa mỗi ngày? Khi được 6 tháng tuổi, bé uống khoảng 1.000 ml sữa mỗi ngày. Bạn bắt đầu tập cho bé ăn dặm, chậm chậm từng chút một, bạn sẽ tăng dần lượng bột ăn dặm và giảm dần lượng sữa cho bé. Ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi bé cần uống khoảng 750 ml sữa mỗi ngày.

Lần đầu tiên bé nếm hương vị thức ăn thật sự. Học ăn là cả một nghệ thuật: thức ăn, phản xạ nhai nuốt, bàn ăn, thức ăn rơi vãi… Những bữa ăn đầu tiên bạn nên sắp xếp để cả gia đình cùng quây quần xung quanh bàn ăn, khích lệ và tự hào với từng muỗng ăn của bé.

Bé có thể ăn được những thức ăn gì?
 
– Bột ăn dặm hay là bột nấu trong những tháng đầu tiên. Cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần.

– Từ tháng thứ 9 bé có thể tập ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc.

Nên chuẩn bị thức ăn cho bé như thế nào?
 
– Nếu là bột ăn dặm đóng hộp: bạn nên pha chế đúng theo hướng dẫn trên bao bì.

– Nếu bạn tự nấu cho bé: phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất đạm, bột đường, dầu ăn và rau củ tươi các loại. Khi bắt đầu nên cho bé ăn thức ăn nhuyễn hoàn toàn, thức ăn cho bé nên xay nhuyễn cho bé dễ ăn. Đến khi bé đã ăn thuần thục thức ăn nhuyễn, bạn chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn nghiền hay băm nhỏ để tập cho bé nhai.

Bé cần ăn bao nhiêu là đủ?
 
– Bé sẽ bắt đầu bằng bột lỏng, cho bé ăn trong vài ngày, khi bé đã quen với thức ăn này thì chuyển sang thức ăn khác. Nếu bé không thích thức ăn mới thì bạn có thể cho bé ăn lại thức ăn cũ, bé co thể ăn 1 loại thức ăn trong nhiều tuần hay tháng tùy theo nhu cầu và ý thích của bé.

– Từ 6-9 tháng sữa vẫn sẽ chiếm khoảng ¾ tổng lượng thức ăn bé cần mỗi ngày. Sang tháng thứ 9, bưã ăn dặm và lượng sữa sẽ bằng nhau

– Khi bé được 12 tháng: cho bé tập ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính và trước khi đi ngủ.

Có thể phối hợp thức ăn dặm với sữa?
 
– Trong suốt giai đoạn 6-12 tháng tuổi, sữa vẫn là thành phần quan trọng nhất trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Trộn sữa vào trong thức ăn dặm cũng là 1 cách rất có ích để bé làm quen với thức ăn đặc và các hương vị mới cũng như đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Các loại thức ăn nào an toàn cho bé?
 
– Thịt: lựa chọn các loại thịt ít mỡ hay bỏ bớt mỡ. Từ tháng 6-8 nên cho bé ăn thịt gà, cá. Sau 8 tháng bé ăn được tất cả các loại thịt, khoảng 1 muỗng canh mỗi bữa.

– Bột đường: là các loại bột gạo, bột ngũ cốc.

– Rau củ: cho bé ăn tất cả các loại rau, khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm nên tránh các loại rau củ có thể làm bé bị đầy bụng khó tiêu như các loại rau giàu nitrate (như rau diếp, củ cải đường, bắp cải, cần tây…), tháng thứ 9-10 bé có thể ăn các loại rau này nhưng hạn chế ăn chỉ ăn 1-2 lần/tuần.

– Dầu mỡ: nên cho bé ăn các loại dầu thực vật, hạn chế ăn mỡ động vật.

– Trái cây: bé có thể ăn tất cả các loại trái cây, bạn có thể bắt đầu bằng nước ép trái cây tươi pha loãng, rồi đến nước ép trái cây tươi nguyên chất, nước ép cả bã và bé có thể ăn trái cây cắt miếng nhỏ.

Trên thực tế, sẽ có những trường hợp ngoại lệ nên những thông tin này chỉ là những hướng dẫn, không nên xem đây là những nguyên tắc để áp dụng vì bạn là người biết rõ bé nhất về nhu cầu và thói quen ăn uống của bé.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhơ. Nhưng ngoài 4-6 tháng tuổi , sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ về số llượng và chất lượng. lVì thế, song song với việc duy trì cho trẻ bú, bà mẹ còn phải kịp thời bổ sung những loại thức ăn chứa nhiều đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và muối khoáng, nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng để trẻ sinh trưởng và phát triển tốt.

Lượng thức ăn trong ngày của bé

Ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi, lượng sữa bé cần mỗi ngày từ 750-1000ml. Lúc này, bạn đã có thể cho bé tập ăn dặm. Chậm chậm từng chút một, bạn sẽ tăng dần lượng bột và giảm dần lượng sữa.

6 tháng tuổi, ngoài bú mẹ, bé đã có thể ăn hai bữa bột một ngày. Bột của bé cần có bột gạo, cho thêm một ít đạm động vật (ví dụ: thịt nghiền, gan xay, cá xay, ruốc thịt…) và rau củ (rau xanh xay nát, đậu phụ, khoai tây…) Để luyện khả năng nhai và tạo điều kiện cho răng phát triển, mẹ có thể cho bé ăn gặm bánh quy, táo, lê…

Trẻ được 8-9 tháng tuổi, hàng ngày có thể ăn hai đến ba bữa cháo mặn và một đến hai bữa ăn phụ. Món ăn phụ có thể là sữa chua, hoa quả xay… Thức ăn mặn phải được thái nhỏ, nấu nhừ, có đủ thành phần tinh bột, đạm, rau xanh. Bạn cũng nên cho vào cháo của bé một thìa nhỏ dầu ăn và vài giọt nước mắm loại ngon.

Trong rau xanh có chứa một số vitamin tan trong dầu, vì vậy, cho dầu ăn vào bát cháo của bé, sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều vitamin hơn. Nếu không có nước mắm, bạn có thể thay thế bằng chút xíu muối i-ốt cũng tốt. Nhưng bạn nên nhớ, đừng lấy khẩu vị của người lớn để nêm nếm thức ăn cho bé. Bé chỉ cần ăn rất nhạt, hơn nữa, khi lượng muối đưa vào nhiều, quả thận non yếu của bé sẽ phải hoạt động quá tải, nếu kéo dài, thận có thể bị suy và gây phù.

Sau khi trẻ được 10 tháng, bạn có thể chuyển sang cháo đặc ngày cho ăn 2-3 bữa. Nếu nuôi bằng sữa mẹ thì có thể giảm bớt số lần cho bú để cai sữa, khi đầy năm thì lấy cháo làm thức ăn chính.

Tốt nhất với trẻ dưới 1 tuổi nên cho ăn bột hay cháo xay.

Cách cho trẻ ăn bổ sung

Nguyên tắc: Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, cần phải tuân theo nguyên tắc: cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, từ một loại đến nhiều loại. Chủng loại thức ăn trong một bữa ăn được tăng lên khi sức khỏe cùng với bộ máy tiêu hóa của bé bình thường.

Cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày. Nghiêm chỉnh thực hiện đúng thời gian biểu cho ăn. Ban đầu cho ăn bổ sung có thể cho trẻ ăn nhiều bữa: 6 bữa, mỗi bữa cách nhau hơn 2 giờ. Trong 6 bữa này có thể 3 bữa sữa và 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó rút dần còn 5 bữa, có thể với 2 bữa bú, 3 bữa bột sền sệt, tiến tới chỉ ăn 2 bữa bột đặc một ngày. Ăn bột xong có thể cho trẻ bú thêm nếu trẻ vẫn thèm bú.

Đối với trẻ nuôi bộ, chớ nên bắt ép trẻ ăn hết suất ăn theo quy định, mà nên gia giảm theo sức ăn của bé. Nếu cho trẻ ăn thêm hoa quả thì chỉ cần ăn vừa phải, ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Bạn không nên

  • Không nên cho trẻ uống nước ngọt, ăn bánh kẹo, quả ngọt… trước khi ăn chính. Trẻ lúc đói sẽ ăn hết bột một cách ngon lành, sau đó mới nên cho trẻ bú hoặc ăn thêm đồ ngọt. Như vậy trẻ sẽ chóng lớn nhờ được cung cấp đủ năng lượng.
  • Sau bữa ăn, không nên cho uống thêm nước ngay, chỉ cần vài thìa nước nhỏ để tráng miệng. Thường là sau khi ăn khoảng 1 giờ trẻ sẽ thấy khát nước, lúc đó cho trẻ uống mỗi lần một ít tùy theo nhu cầu.
  • Không nên để trẻ khát nước mà cũng không nên cho trẻ uống quá nhiều. Uống nhiều nước, thận của trẻ sẽ phải làm việc nhiều hơn.

Với cách ăn uống như vậy sẽ giúp cho trẻ dễ thích nghi và tiêu hóa, hấp thu tốt.

Những điều cần chú ý khi cho trẻ ăn bổ sung

Làm quen dần dần: Trước hết, bố mẹ cần căn cứ vào tháng tuổi cũng như khả năng tiêu hóa và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để đưa ra chế độ ăn thích hợp nhất.

Với những thức ăn mới, nên cho trẻ ăn vào trước khi bú, vì lúc này trẻ đang ở trạng thái đói, dễ chấp nhận món ăn mới hơn. Mỗi loại thức ăn mới nên cho trẻ ăn liên tục trong vài ngày với lượng tăng dần. Điều này sẽ giúp bé dần thích nghi và cha mẹ có thể phát hiện kịp thời những món có thể gây dị ứng cho bé.

Yêu cầu bữa ăn: Thức ăn bổ sung phải để ở mức ấm, sau đó mới cho bé ăn. Thức ăn nóng dễ làm phỏng lưỡi bé, còn thức ăn lạnh sẽ khiến bé Bị đau dạ dày.

Thức ăn cho trẻ phải có chất lượng tốt, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ tăng trưởng.

Nguyên liệu chế biến phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và cần được chế biến kĩ càng (rửa sạch, lọc bỏ gân xơ, thái nhỏ, nghiền nát, hầm nhừ…) để cơ thể trẻ dễ hấp thu, phòng rối loạn tiêu hóa.

Đậu tương cho bé cần phải được chế biến kỹ dưới dạng sữa đậu, tào phớ, đậu phụ… Bởi ở dạng bột khô sống, trẻ ăn vào sẽ khó tiêu hóa hơn đậu xanh, lại còn có vị ngái vừa khó ăn vừa cản trở tiêu hóa. Gạo, đậu được xem là lương thực cơ bản nhất, trong bột của bé nên có tỉ lệ gạo/đậu là 4/1-3/1 và phải xay thật mịn.

Cần “tô màu” bát bột: Cùng với bột ngũ cốc, phải cho trẻ ăn thêm rau xanh và đạm động vật.

Hoa quả hay rau xanh? Các loại quả (chuối, na, đu đủ, hồng xiêm,..) đều có thể cho trẻ ăn trực tiếp cũng rất tốt. Tuy trong hoa quả cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ, nhưng cũng không nên cho trẻ ăn hoa quả thay rau hay chỉ ăn rau mà không ăn hoa quả. Bởi trong rau có những dưỡng chất mà hoa quả có ít hoặc không có. Ví dụ như sắt, kẽm có nhiều trong rau hơn là trong hoa quả, còn chất đường lại có trong hoa quả nhiều hơn trong rau.

Dưỡng chất tìm thấy ở đâu?

Trong ngũ cốc có chứa rất nhiều đường, đường sẽ cung cấp nhiệt năng cho trẻ.

Protein, lipit và sắt có rất nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như trứng, sữa, thịt, cá, nội tạng, tôm, cua, lươn, nhộng… Thức ăn có nguồn gốc thực vật cũng rất giàu protein và sắt như ngũ cốc (gạo,khoai tây, khoai lang…), rau củ (rau muống, rau chân vịt…), đậu đỗ, (đậu nành, đậu xanh, đậu đũa, đậu trắng), đặc biệt là vừng, lạc.

Trong các loại đậu, thì đậu nành có hàm lượng protein, lipit rất cao, nhưng cần phải qua chế biến thì cơ thể mới hấp thu và tiêu hóa được. Phù hợp nhất với cơ thể trẻ nhỏ là đậu xanh nấu chín.

Vitamin, chất xơ, muối khoáng được tìm thấy rất nhiều trong rau xanh, các loại củ và trái cây tươi. Vitamin C có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm, vitamin A có trong các loại củ, quả màu Da cam.

Can-xi có nhiều trong thủy hải sản như tôm, cua, cá… Các chế phẩm từ sữa như bơ, magarin, pho-mát, sữa tươi, sữa chua cũng là nguồn cung cấp can-xi dồi dào cho trẻ.

12 loại thức ăn cần thiết cho bé dưới một tuổi

cách làm món 'bánh gấu Pooh cùng các bạn' siêu dễ thương

Ngũ cốc bổ sung chất xơ, vitamin, còn trái cây các loại giúp bé tiêu hóa tốt, nhanh lớn và hoàn thiện quá trình khởi đầu.

Ở mỗi độ tuổi, cơ thể bé sẽ đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Dưới đây là 12 loại thức ăn không thể thiếu cho những tháng đầu đời của bé.

  1. Ngũ cốc, gạo nâu và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác

Độ tuổi: Bé từ 5 đến 7 tháng.

Lợi ích: Đây là giai đoạn đầu đời nên bé cần phải bổ sung nhiều chất cơ bản. Ngũ cốc là món ăn đáp ứng tốt nhu cầu này vì chứa nhiều chất xơ, vitamin và các loại chất khoáng.

2. Thịt bò xay nhuyễn

Độ tuổi: Bé từ 4 đến 6 tháng tuổi, ăn thay ngũ cốc.

Lợi ích: Thịt bò là nguồn cung cấp chất sắt, kẽm, choline (một loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển não bộ), vitamin B và chất khoáng tốt nhất. Cơ thể trẻ 4 tháng tuổi đòi hỏi nhiều chất sắt và đây là độ tuổi thích hợp để hấp thụ protein trong thịt.

  1. Bơ chin

Độ tuổi: Bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

Lợi ích: Trong bơ chín chứa nhiều kali, chất béo và lutein (chất chống oxy hóa quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị giác). Hơn nữa, bơ mềm, có thể trộn với sữa và không mất nhiều thời gian chế biến.

  1. Thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch

Độ tuổi: Bé từ 4 đến 6 tháng tuổi.

Lợi ích: Các nhà nghiên cứu ở Mỹ cho rằng việc trì hoãn cung cấp gluten sẽ làm tăng nguy cơ không thể hấp thụ gluten sau này của bé. Ngũ cốc giúp kích thích vị giác và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cũng như là chất xơ.

  1. Rau quả

Độ tuổi: Bé từ 6 đến 7 tháng tuổi.

Lợi ích: Rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng chỉ có trong sữa mẹ. Bé ăn rau quả sớm giúp kích thích vị giác sau này và khẩu phần ăn của bé sẽ phong phú hơn.

  1. Các loại đậu

Độ tuổi: Bé từ 7 đến 10 tháng tuổi.

Lợi ích: Đậu là nguồn cung cấp protein, Vitamin B, các khoáng chất như kẽm, sắt và chất xơ tuyệt vời. Lời khuyên cho các mẹ là nên cho bé ăn kết hợp với các loại quả chứa nhiều vitamin C như xoài, dưa hấu, cà chua…giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt trong đậu.

7. Các loại thịt

Độ tuổi: Bé từ 7 đến 10 tháng tuổi.

Lợi ích: Ở độ tuổi này, cơ thể bé đòi hỏi một lượng lớn protein ngoài ra thịt còn chứa nhiều chất sắt, kẽm, vitamin B và selenium (một loại khoáng chất hiếm giúp bảo vệ tế bào Da tránh tổn thương và ngăn ngừa ung thư ruột).

  1. Trứng

Độ tuổi: Bé từ 8 đến 10 tháng tuổi hoặc sớm hơn.

Lợi ích: Trong trứng chứa nhiều protein cao cấp, choline, lutein và ở một số loại trứng khác còn chứa nhiều DHA và vitamin E. Ngoài ra, trứng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bé chống Hen suyễn và các bệnh dị ứng.

  1. Cá hồi

Độ tuổi: Bé từ 8 đến 12 tháng tuổi.

Lợi ích: Cá hồi đặc biệt chứa nhiều DHA rất tốt cho sự phát triển của não bộ của bé. Các mẹ chú ý nên loại bỏ Da và xương khi chế biến cá hồi cho bé.

  1. Chanh và dâu tây

Độ tuổi: Bé từ 9 đến 12 tháng tuổi hoặc lớn hơn.

Lợi ích: Chanh và dâu tây chứa nhiều loại axit hữu cơ, chất keo hoa quả và chất khoáng, có thể làm sạch dạ dày đường ruột, khỏe gan. Dâu tây chứa hàm lượng cao axit ellagic và anthocyanin, rất giàu vitamin và chất xơ. Hoạt chất axit ellagic giúp chống ung thư bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị phá hủy và đẩy nhanh sự lão hóa của tế bào ung thư.

  1. Sữa chua và các thực phẩm chứa nhiều probiotic như phô mai

Độ tuổi: Bé từ 8 đến 12 tháng tuổi.

Lợi ích: Sẽ không tốt nếu như thay đổi hoàn toàn từ sữa mẹ sang một loại thức uống khác khi bé lên 1 tuổi. Mặt khác khi đáp ứng nhu cầu thức ăn cho bé, các mẹ nên cung cấp một số chất giúp bé không tăng cân quá nhiều tránh béo phì. Thực phẩm chứa nhiều probiotic như sữa chua giúp thúc đẩy một hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh phát triển.

  1. Các loại hạt và bơ

Độ tuổi: Bé từ 10 tháng đến 3 năm tuổi.

Lợi ích: Bơ là nguồn cung cấp chất béo, protein và chất khoáng tốt nhất. Khi cho bé ăn, các mẹ nên cẩn thận trộn với chuối nghiền hoặc nước sốt táo cho đến tuổi chập chững biết đi, sau đó có thể cho bé ăn kết hợp với bánh quy giòn hoặc sandwich.

Một số món ăn dặm bổ dưỡng cho bé từ 6 tháng tuổi

dinh dưỡng cho bé

1. Cháo thịt heo, bí đỏ

Nguyên liệu

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
  • Bí đỏ (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

1. Cho thịt heo vào nấu với nước/hoặc cháo.

2. Cho bí đỏ vào nấu mềm, để bớt nóng.

3. Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều

2. Cháo thịt heo, cải thìa

Nguyên liệu 

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
  • Cải thìa (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

1. Cho thịt heo vào nấu với nước/hoặc cháo.

2. Cho cải thìa vào nấu chín, để bớt nóng.

3. Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều

3. Cháo đậu hũ, cà rốt

Nguyên liệu

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
  • Cà rốt (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Đậu hũ non (tán nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

1. Cho cà rốt nấu với nước/hoặc cháo.

2. Cho đậu hũ vào khuấy đều, đun sôi, để bớt nóng.

3. Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều

4. Cháo cật heo – cải thảo

Nguyên liệu

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
  • Cải thảo (lá, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Cật heo (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Củ hành trắng: 1 muỗng canh
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

1. Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơm, cho cật heo vào xào.

2. Cho cải thảo nấu mềm, để bớt nóng.

3. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều

5. Cháo đậu hũ – rau đay

Nguyên liệu

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
  • Rau đay (lá, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Đậu hũ non (tán nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

1. Cho rau đay vào nước, bắc lên bếp đun sôi.

2. Cho đậu hũ vào nấu chín, bắc xuống và chờ cho nguội bớt.

3. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều

Lưu ý: Nếu nấu bằng cháo, nên xay nhuyễn trước khi cho bé ăn. Ngoài dầu ăn tinh luyện thông thường, có thể sử dụng dầu mè, dầu gấc, đặc biệt là dầu Omega 3 (hàng nhập ngoại) giúp tăng trí nhớ, tốt cho thị lực.

Cách để dành thức ăn cho bé

Bạn hãy luôn có sẵn những thức ăn bổ dưỡng, nấu ở nhà dành cho em bé bằng cách làm một mẻ thức ăn tán nhuyễn và làm đông lạnh. Bạn hãy tán nhuyễn trái cây riêng và rau riêng, và làm cho mau nguội bằng cách để cái tô trong nước lạnh. Rồi đổ thức ăn vào khay làm đá cục, bọc ngoài bằng bao nhựa và làm đông. Khi đã đông lạnh, dốc hết những khói vuông thức ăn ra và bảo quản trong những túi niêm riêng. Dán tên món ăn và ngày tháng lên túi, khong nên giữ lâu quá một tháng. Nửa giờ trước bữa ăn, bạn hãy đặt vài khối vuông vào một cá tô cho tan băng – thoạt đầu chỉ một, hai khố vuông là đủ. Bạn hãy đặt cái tô vào nước nóng để hâm nóng món tán nhuyễn, rồi chuyển sang chén của em bé.

Bạn có thể để dành món ăn nấu sẵn cho em bé trong tủ lạnh tới 24 giờ, trước tiên, bao giờ cũng phải đậy lại.  Sau mỗi bữa ăn, bạn hãy đổ đi hết những thức ăn nào mà thìa của em bé đã nhúng vào, kể cả những thức ăn mua sẵn cho em bé, nếu bạn cho bé ăn ngay từ hũ đựng thức ăn.

Xem thêm: Những điều cha mẹ lưu ý khi tập cho bé ăn dặm

Sources:

BÀI LIÊN QUAN