Nghiện chụp ảnh tự sướng hậu quả như thế nào?

Nghiện chụp ảnh tự sướng hậu quả như thế nào?

Thói quen chụp ảnh tự sướng (tiếng Anh gọi là seilfie) đang trở thành hiện tượng phổ biến, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên khi nó trở nên nghiện thì có thể bạn sẽ mắc phải một hội chứng rối loạn tâm lý.

chụp ảnh tự sướng

Những thói quen tưởng chừng như vô hại như thế lại là biểu hiện của hội chứng tâm thần BDD. (Ảnh: dkn.tv)

Kể từ khi những chiếc điện thoại smartphone ồ ạt ra đời và sự phổ biến của các mạng xã hội, chuyện chụp ảnh tự sướng ngày càng trở nên thịnh hành. Thâm chí các nhà công nghệ cũng tập trung vào sở thích này để đáp ứng nhu cầu thị yếu như: phần mền camera 360°, gậy tự sướng, camera mặt trước… nhằm có những bức ảnh hoàn hảo nhất để đăng nhằm thu hút sự chú ý của bạn bè.

Năm 2014, 15 chết khi chụp selfie, năm 2015, con số lên đến 39 người, và chỉ trong tám tháng đầu 2016, 73 người đã thiệt mạng. Điều này cũng có nghĩa là số người chết khi chụp selfie còn lớn hơn bị cá mập tấn công.

Những người bị hội chứng Body Dysmorphic Disorder (BDD – Rối loạn tâm thần cơ thể) luôn bị ám ảnh và không ngừng lo lắng về dung nhan, diện mạo của mình. Họ cho rằng có vài chỗ trên cơ thể của họ bị khiếm khuyết.

Bệnh BDD có nhiều thể, từ nhẹ đến nặng. Chẳng hạn, có người cho rằng, thân hình của họ không được cân đối. Một số khác lại thấy cơ thể mình khiếm khuyết trầm trọng và mang cảm giác tội lỗi, khát khao được phẫu thuật thẩm mỹ mặc dù nó không cần thiết.

Ảnh tự sướng cũng gây ít nhiều ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe tinh thần. Trong năm 2014, một nghiên cứu từ Đại học bang Ohio cho thấy rằng, những người đàn ông đăng ảnh tự sướng nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội sẽ đồng thời có chỉ số cao nhất với tình trạng tự mãn và tâm thần.

Theo Tiến sĩ tâm thần David Veale, chuyên gia tư vấn về liệu pháp nhận thức hành vi ở Trung tâm sức khỏe quốc gia Maudsley và Bệnh viện Priory ở Luân Đôn (Anh), 2/3 số bệnh nhân được ông chữa trị mắc hội chứng BDD kể từ khi dùng điện thoại di động để chụp ảnh tự sướng đưa lên các trang web mạng xã hội.

Những người nghiện tự sướng như thế thường bỏ ra hàng giờ để chụp được những bức ảnh sao cho hoàn hảo nhất, không có bất cứ sai sót nào. Họ có ý thức rất cao về hình ảnh, vẻ ngoài của mình, trái ngược với những người bình thường cho rằng điều này không quan trọng lắm.

Tại Anh ghi nhận một trường hợp rất đáng tiếc, Danny Brown – một thanh niên người Anh – đã tự tử khi không thể tìm ra cho mình bức ảnh hoàn hảo nhất.

Từ năm 15 tuổi, cậu ta bắt đầu chụp ảnh tự sướng. Ban đầu, Danny chỉ chụp khoảng 10, 20, 30 tấm mỗi ngày nhưng sau đó lên đến 200 tấm và săm soi từng chi tiết trên gương mặt mình. Danny bỏ học năm 16 tuổi để ở nhà chú tâm vào chuyện… chụp hình tự sướng. Cậu giành gần 10 giờ mỗi ngày để làm việc này và sụt gần 13 kg trong tuyệt vọng khi chưa tìm được tấm hình ưng ý.

Ngoài ra, các chuyên gia sức khỏe tại Thái Lan cũng lên tiếng cảnh về tình trạng nghiện chụp ảnh selfie, tình trạng này sẽ phát sinh ra những vấn đề về não trạng trong tương lai , đặc biệt là sự thiếu tự tin.

Với những bức ảnh tự sướng mà chủ nhân của nó sẽ tự chịu ảnh hưởng tác động của nó mà tự “dối mình dối người”, không làm chủ được chính mình, dành quá nhiều thời gian tâm sức cho nó. Trong khi một người có nhiều cử chỉ hành động thiện lương sẽ đẹp hơn trong mắt mọi người.

Hoàng Kỳ/DKN

Xem thêm:

Sources:

Tags:

BÀI LIÊN QUAN