4 bài học sâu sắc về Đạo Trị Quốc của cổ nhân

4 bài học sâu sắc về Đạo Trị Quốc của cổ nhân

Người xưa thường nói “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. “Đạo trị quốc” là một trong những việc then chốt để bậc quân vương có thể “bình thiên hạ”. Cùng xem 4 bài học về Đạo Trị Quốc của cổ nhân.

1. Đạo trị quốc của vị Hoàng đế thời cổ đại: Vô vi mà vô bất vi

Có một vị Hoàng đế thời cổ đại được cho là rất sáng suốt, tài giỏi. Khi ông mười lăm tuổi, bôn ba khắp nơi, cai trị đất nước rất tốt, nhân dân rất ủng hộ.

Hoàng đế

Ông ta vui vẻ và bắt đầu tự mãn, hàng ngày đều thích nghe những lời nói ngọt, mắt thích nhìn những thứ đẹp đẽ, mũi thích ngửi những mùi hương thơm, miệng thích ăn những món đồ ngon, ham mê hưởng thụ. Sung sướng như thế nhưng ông ta lại xanh xao vàng vọt, hoa mắt, chóng mặt, thân thể yếu ớt. Sau đó, ông ta vì lo lắng cho dân, cho nước mà ưu phiền. Lại qua năm mười lăm tuổi, trong thời gian này, tuy ông ta muốn hết lòng vì dân mưu cầu hạnh phúc, nhưng thần sắc lại khô héo, đầu óc mụ mẫm.

Vị Hoàng đế đó than rằng: “Sai lầm ta phạm phải thực là vừa lớn vừa trầm trọng rồi! Trước đây ta tham lam hưởng thụ, cơ thể mới như thế này. Bây giờ ta vì trăm dân mà lao tâm khổ tứ, cơ thể vẫn như vậy ta phải thay đổi cách sống thôi”.

Hoàng đế vứt bỏ hết công việc, rời xa hoàng cung nguy nga, tráng lệ, giải tán thị vệ, đập bỏ các loại nhạc cụ, cắt giảm những món ăn bổ dưỡng, lui về ở trong căn nhà đơn sơ, không hề lo nghĩ việc gì, ba tháng không lo việc triều chính. Một hôm ông ta nằm mơ giữa ban ngày, mơ mình đang đi du ngoạn đến một đất nước phồn hoa, cách Trung Quốc không biết bao xa, ngồi xe cũng không thể đến, chứ đừng nói đi bộ. Ở quốc gia đó, không có thầy giáo, cũng không có quan lại, tất cả đều tự nhiên, không có cái gì chi phối can thiệp, người dân ở đó không có ham muốn, không có dục vọng, tất cả đều tự nhiên. Mọi người sống cũng không vui vẻ, chết cũng không buồn khổ, cũng có thể gọi là đoản mệnh và trường thọ; cũng không bảo vệ bản thân, không xa lánh người ngoài, cho nên cũng có thể gọi là yêu thương và căm ghét. Cũng không có gì khiến họ sợ hãi hay lo nghĩ. Ngồi trên không mà giống như đi trên đất vậy, ngủ ở những nơi bần hàn mà giống như nằm trên giường. Sương mờ không cản trở tầm nhìn, sấm sét không ảnh hưởng thính giác. Xấu đẹp không làm ảnh hưởng tâm trí của con người, núi cao chót vót không cản trở con người bước qua, tất cả chỉ dựa vào tinh thần mà làm thôi.

Sau khi tỉnh giấc mộng, vị Hoàng đế đó vô cùng vui mừng, bởi vì từ trong giấc mơ ông ta ngộ ra một điều rất quý báu. Ông ta đã tập hợp những người tinh thần yếu đuối lại một chỗ, nói với họ rằng: “Trong lòng tôi không lo nghĩ gì nữa, cơ thể tôi không phân tán, chuyên tâm lo nghĩ bảo vệ lòng mình, đó là cách trị lý mọi vật, không cần cai trị mọi thứ nhưng lại vẫn có được chúng. Tôi mệt mỏi ngủ thiếp đi, cảnh trong mộng như thế đấy. Bây giờ tôi thực sự đã hiểu cảnh giới cao nhất mà con người không tìm tới được”.

Sau hai mươi năm, nước nhà cực kỳ bình an, tựa hồ giống như đất nước mà ông ta đã gặp trong mơ vậy, lúc này Hoàng đế từ giã cõi đời, bách tính vô cùng thương xót.

Phân tích: 

Vô vi mà vô bất vi, với người trị vì thiên hạ, giữa thời chiến quốc, các nước chiến tranh để khẳng định vị trí hùng mạnh của mình, không nghi ngờ gì đây là liều thuốc bổ khiến cho con người tỉnh táo nhất. Có thể thời nay chủ trương vô vi lại không thích hợp nữa, nhưng một lòng vì dân, vì địa vị, vì chính trị không phải là điều mà các nguyên thủ quốc gia nên làm hay sao? Vì thế chúng ta phải nhận rõ hai mặt của chủ trương này. Thích hợp với thời cổ đại nhưng không thích hợp với thời hiện đại.

2. Đạo trị quốc qua tài nghệ câu cá của Chiêm Hà

Nước Sở có một người nổi tiếng có tài câu cá tên gọi là Chiêm Hà, nghe nói ông ta có thể dùng sợi tơ của con tằm để làm dây câu, dùng cỏ chè làm lưỡi câu, dùng cành trúc nhỏ để làm cần câu dùng nửa hạt gạo để làm mồi câu. Dù cho nước sông chảy xiết như thế nào, hay những hồ đầm sâu tám thước, cá câu được vẫn phải dùng xe mới chở nổi, hơn nữa vây cá không hề bị hư tổn.

Sở Vương nghe nói tài nghệ câu cá của Chiêm Hà, rất muốn biết được điều bí ẩn trong đó, thế là cho gọi ông ta đến, hỏi tại sao lại có được cái tài năng đấy.

Chiêm Hà trả lời: “Cha tôi đã từng nói với tôi một chuyện như thế này: Có một người bắn chim tên là Bồ Thả, dùng cung tên rất nhỏ, mũi tên cũng cực kỳ bé, chỉ mượn chiều gió bắn đi, có thể bắn được chim nhạn trên trời xanh. Sở dĩ ông ta làm được như vậy, bởi vì ông ta toàn tâm, toàn ý vào việc bắn chim, động tác rất linh hoạt. Tôi phát hiện từ trong chuyện bắn chim được bí quyết câu ca, cũng phải chuyên tâm mài dũa, trải qua năm năm tôi đã luyện được tay nghề câu cá của mình. Bây giờ khi tôi đang câu cá ở bên sông, trong tâm của tôi không hề nghĩ đến chuyện gì, thả cần câu xuống nước, sau khi lưỡi câu chìm dần vào trong nước, tay chân tôi không còn cảm giác nặng nhẹ nữa, không việc gì có thể làm tôi phân tán tư tưởng. Tôi ngồi yên không động đậy, hai mắt nhìn chăm chú vào dòng nước. Khi cá ăn mồi câu, mặt nước sẽ nổi những bọt nhỏ lăn tăn, vô tình nuốt lấy, tôi thuận theo thế nhẹ nhàng kéo, thế là con cá lớn cũng bị tôi câu lên được. Đó là cái đạo lý tại sao tôi có được tài nghệ câu cá”.

Sở Vương nói: “Hoá ra là như thế ư. Nếu ta cai trị nước Sở cũng có thể áp dụng đạo lý này, quản lý các việc trong thiên hạ cũng nhẹ nhàng như vậy, ngươi nói xem có đúng không?”.

Chiêm Hà nói: “Đúng vậy, hai đạo lý này đều như nhau thôi”.

Liệt tử, Kỹ Nghệ Biên

Phân tích: 

Làm việc gì có thể kiên trì, chuyên tâm một lòng, không đứng núi này trông núi nọ, khổ công rèn luyện, hai điểm này là thuần thục rồi sẽ khéo léo, như vậy làm bất cứ việc gì đều sẽ vừa ý. Nhưng trong cuộc sống hiện đại lại có rất nhiều người không làm được hai điểm này, khi mới hiểu một nửa sự việc, đã cảm thấy không có gì là không biết, kỳ thực đã mất đi một nửa, giống như luôn mồm nói: Biết rồi, biết rồi. Tục ngữ có câu: “Thùng rỗng thì kêu to”, đây chính là cách miêu tả sinh động với một số người đó, nếu như tất cả mọi người đều giống Chiêm Hà, thì thiên hạ không có việc gì khó cả.

3. Chuyện vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn

Đạo trị quốc vua THuấn

Vua Thuấn. Ảnh: DKN.TV

 

Có một vài người không hiểu cách nghĩ của Nghiêu sau khi ông truyền thiên hạ cho Thuấn, bởi vì họ nghĩ rằng Thuấn sẽ không thể trị vì tốt thiên hạ.

Có một người khách đến thăm Đông Hộ Lý Tử, trong khi nói chuyện cũng nhắc đến chuyện Nghiêu truyền ngôi vị cho Thuấn. Đông Hộ Lý Tử cho rằng Thuấn có thể làm tốt chức vị Thiên tử của mình. Người khách bèn hỏi: “Người dựa vào cái gì mà nói là Thuấn có năng lực cai trị thiên hạ?”.

Đông Hộ Lý nói: “Nghiêu vốn dĩ cũng đã trị vì thiên hạ tốt, mà chính sách cai trị thiên hạ Thuấn nói đến rất phù hợp với Nghiêu, cho nên có thể nói, anh ta có tài cai trị thiên hạ”.

Người khách tiếp tục hỏi: ”Tuy anh ta có tài cai trị thiên hạ, nhưng sao có thể bảo đảm rằng Thuấn cũng sẽ không có mưu cầu tư lợi riêng như Nghiêu?”.

Lý Tử trả lời: “Những người có tài năng cai trị thiên hạ, nhất định thông hiểu sinh mệnh, bản tính của con người nên sẽ không có tư lợi riêng cho bản thân”.

Phân tích: 

Không mặc áo da vào mùa hạ, không phải vì mọi người không thích, mà bởi vì khi đó thời tiết rất nóng; không dùng quạt vào mùa đông, không phải là mọi người không thích quạt, mà vì khi đó thời tiết rất lạnh. Thánh nhân không mưu cầu tư lợi riêng, không phải vì họ không thích của cải vật chất, mà bởi vì họ hiểu đạo lý của mọi việc, từ đó khống chế bản thân. Những người bình thường có thể khống chế được bản thân mình, như vậy cũng có thể không chế được lòng tham muốn những dục vọng tầm thường, huống hồ là những bậc thánh nhân? Tục ngữ nói: Người quân tử giữ lấy đạo, chỉ cần làm được như vậy thì không phải sợ những lời nói gièm pha, ngược lại đối với những người không giữ được đạo thì phải lập tức bỏ đi.

4. Sở Trang Vương lấy lui làm tiến

Sở Trang Vương kế vị đã ba năm, nhưng lại không ra một hiệu lệnh nào, ngày ngày mua vui hưởng lạc. Có mấy quần thần không quen như vậy, liên tục vào cung can gián. Ban đầu Sở Trang Vương vẫn nghe, nhưng không có nhiều thay đổi. Về sau Sở Trang Vương nghe chán rồi, bèn đuổi những quần thần can gián đi, và treo một cáo lệnh trên cổng thành: “Ai can gián, sẽ giết chết không tha”.

Sở trang vương, đạo trị quốc

Sở Trang Vương và mĩ nhân

Quan Tả tư mã Ngũ Dự sau khi nghe được chuyện này, liền vào cung xin gặp. Đúng lúc Trang Vương tay trái ôm Trịnh Cơ, tay phải ôm Thái Nữ, nhảy múa giữa tiếng trống. Nhìn thấy Ngũ Dự, mắt say lờ đờ hỏi: “Lão Tư Mã gặp ta, là muốn uống rượu, nghe nhạc hay muốn nói chuyện?”, Ngũ Dự nói: “Lão thần không phải là muốn uống rượu hay nghe nhạc mà đến đây. Sáng nay lão đi dạo ngoài thành, gặp một người, anh ta cho lão một câu đối. Lão thần đoán không ra, nghe nói Sở Vương rất thích đoán câu đối, xin đến thỉnh giáo”. Đúng là Sở Trang Vương thích đoán câu đối, cho nên ông ta vui vẻ hỏi: “Là câu đối như thế nào mà đến lão cũng đoán không ra? Nói mau cho quả nhân nghe”, Ngũ Dự nói tiếp: “Có một con chim lớn, màu lông sặc sỡ, đậu trên ngọn núi phía nam cao chót vót, trong ba năm, không hề vẫy cánh, cũng không bay, cũng không kêu, im lặng không có động tĩnh gì. Xin hỏi đã xảy ra chuyện gì vậy?”.

Sở Trang Vương nghe, sau biết ý của Ngũ Dự, ông ta mỉm cười nói rằng: “Trong ba năm, đến cánh nó cũng không vẫy, không bay, không hót, đó là nó đang quan sát xem xét quy luật của cuộc sống. Tuy con chim đó không bay, nhưng khi đã cất cánh, tất sẽ bay thẳng hướng trời xanh, lên chín tầng mây; tuy rằng nó đã không hót, nhưng khi nó hót thì khiến người ta khiếp sợ. Lão yên tâm đi, tôi biết rồi”.

Sau khi Ngũ Dự lui ra, Trang Vương vẫn tiếp tục vui vẻ như cũ. Các đại thần lắc đầu thở dài, sợ rằng đất nước sẽ bị diệt vong vì Sở Trang Vương mất.

Nhưng nửa năm sau, Sở Trang Vương đột nhiên từ bỏ thú vui hoan lạc, bắt đầu lâm triều nghe chuyện chính trị. Ngày đầu tiên lên triều, các quần thần nửa mừng, nửa lo, bàn luận sôi nổi, không biết tại sao vị Sở Vương đột nhiên hồi tâm chuyển ý.

Trang Vương uy nghiêm ngồi giữa triều đường, không hề có chút gì của dáng vẻ dâm loạn, hoan lạc. Ông ta dõng dạc công bố công trạng của các quần thần, phế bỏ mười người, trong đó có Tể tướng Đấu Việt, giết bỏ năm gian thần xiểm nịnh, làm việc sằng bậy; và cho mời sáu vị hiền thần vào triều làm quan. Như vậy mà nói, trong ba năm qua, nước Sở như rắn không đầu, cục diện trong nước hỗn loạn, lập tức thay đổi chuyển sang một nền chính trị trong sạch, quốc thái dân an. Không bao lâu, Sở điều quân đi đánh Tề, đánh bại đội quân của Tề, lại hai lần đánh bại quân Tấn, bắt sống Đại tướng Phù Hoạch của Tấn, một năm sau mới thả; tham gia đại hội các nước chư hầu ở Tống. Từ đó, Sở Trang Vương thành một trong năm bá vương thời Xuân Thu.

Hàn Phi Tử, Thế Biên

Phân tích: 

Trang Vương đã lấy lui làm tiến, có cái kỳ diệu của thuật lấy cong làm thẳng. Muốn làm được việc lớn, quần thần thể hiện rõ bản chất, trung thần hiển rõ, gian thần lộ ra, thứ nhất là: Trang Vương lấy tĩnh làm động, có thuật chia rẽ; tĩnh tâm để quan sát, để học tập đạo cai trị quốc gia, vì tĩnh tâm mà quan sát được hết những chân tướng của no, học cái thâm sâu; thứ hai là: Làm các nước láng giềng mất cảnh giác; tìm được vui vẻ đó là cái thứ ba.

Nhưng trị nước, trị nhà giống như đá bóng đánh cờ vậy, mỗi người có mỗi nguyên nhân để chiến thắng, chứ không thể giống như con vẹt học nói được.

Việt Trí TH

Sources:

BÀI LIÊN QUAN