Hận thù có thể giết chết bạn, khoa học ủng hộ đức tính vị tha

Hận thù có thể giết chết bạn, khoa học ủng hộ đức tính vị tha

Chúng ta có thể cảm thấy mình hoàn toàn có lý khi thù hận ai đó, hoặc tin rằng bản thân sẽ tránh khỏi bị tổn thương thêm lần nữa nếu làm vậy, tuy nhiên không ai ngờ rằng con người sẽ phải trả giá đắt nếu ôm giữ mối hận thù trong thời gian dài.

hận thù

Hận thù có thể giết chết bạn. Ảnh: Pixabay.com

“Bạn luôn phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình”, tiến sĩ Everett Worthington, nhà tâm lý học lâm sàng và là giáo sư tâm lý học tại Đại học Virginia Commonwealth lưu ý. “Lúc nào chúng ta cũng có thể tức giận và căng thẳng, nhưng không ai nhận thấy ngay tác hại của điều đó. Nếu cứ tiếp tục như vậy trong thời gian dài, chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả rõ thấy”.

Khoa học đã chứng minh tâm trạng bất mãn thường xuyên có thể dẫn đến huyết áp cao, tăng mức độ căng thẳng, viêm nhiễm và lượng cortisol quá mức.

Kể từ đó, khoa học đã chỉ ra rằng tâm trạng bất mãn thường xuyên có thể dẫn đến huyết áp cao, tăng mức độ căng thẳng, viêm nhiễm và lượng cortisol quá mức, phá vỡ gần như mọi quy trình của cơ thể.

Worthington là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên hướng ống kính của khoa học đến sự tha thứ, và chủ đề này là trọng tâm công việc của ông. Ông đã bị thu hút vào công việc tư vấn hôn nhân từ những năm đầu thập niên 1980. Một vài năm sau đó, ông xuất bản một trong những bài báo đầu tiên nói về sự tha thứ, trong đó đánh giá vai trò của nó đối với cuộc sống các cặp vợ chồng.

“Một trong những sinh viên tốt nghiệp của tôi tại thời điểm đó từng quan tâm đến chủ đề này, và chúng tôi bắt đầu nhìn nhận nó một cách khoa học, và nó đã thực sự được nhiều người chú ý”, ông nói.

Làm thế nào để tha thứ, buông thù hận?

Theo Worthington, một trong những trở ngại lớn nhất để đạt được sự tha thứ là thiếu phương pháp thực hiện.

Sống đẹp: Hiểu được luật nhân quả, hãy cho đi để nhận lại

Ảnh: Blog Radio.

“Tôi nghĩ mọi người không biết làm thế nào để tha thứ một cách thường xuyên”, ông nói. Họ nhận được rất nhiều khích lệ để tha thứ. Nhiều người nghĩ rằng tấm lòng vị tha là điều tốt. Bạn cũng nghe các bài thuyết giáo, bạn đọc các bài viết trên tạp chí nói rằng tha thứ tốt cho sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên người ta hay nói “vâng và thật tuyệt nếu tôi có thể nhảy cao 20 feet trong không khí, nhưng tôi không thể làm điều đó”.

Mặc dù Worthington là một tín đồ Kitô giáo, ông nói rằng một người không cần phải có niềm tin vào Thiên Chúa để thấy giá trị của sự tha thứ. Trong thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bản thân tôn giáo thường chưa đủ để khiến người ta tha thứ.

“Nếu bạn nghĩ rằng ‘tôi buộc phải tha thứ vì đó là bổn phận tôn giáo’, thực ra bạn có thể tha thứ một chút theo cách đó nhưng không nhiều. Động cơ tôn giáo có vẻ không thật sự hiệu quả trong việc thúc đẩy sự tha thứ”, ông nói.

Bí quyết để tha thứ là có được sự đồng cảm, khiêm tốn và lòng từ bi .

Theo Worthington, bí quyết để tha thứ là có được sự đồng cảm, khiêm tốn và lòng từ bi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tha thứ đến dễ dàng hơn đối với những người coi trọng hạnh phúc của người khác so với các lợi ích cá nhân.

Thông qua nghiên cứu của mình và những kinh nghiệm lâm sàng, Worthington đã phát triển một phương pháp để mọi người học cách tha thứ. Nó được gọi là REACH:

  • R có nghĩa là hồi tưởng, nhớ về nỗi đau đó một cách khách quan nhất có thể.
  • E là đồng cảm, cố gắng để hiểu được quan điểm của người đã làm điều sai trái đối với bạn.
  • A là lòng vị tha, nghĩ về thời gian bạn làm tổn thương một ai đó và đã được tha thứ, sau đó hãy trao món quà của sự tha thứ đó cho người đã làm tổn thương bạn.
  • C là cam kết-hãy công khai tha thứ cho những người làm điều sai trái với bạn.
  • H sống tiếp nhưng không quên nỗi đau, để nhắc nhở bản thân rằng bạn đã lựa chọn để tha thứ.

Mục tiêu của REACH là xem xét những cảm giác khó chịu mà không đổ lỗi cho người khác.

Cuốn sách mới nhất của Worthington “Tiến về phía trước: 6 bước để Tha thứ cho bản thân và tự do từ bỏ quá khứ”, cung cấp cái nhìn sâu sắc và lâu dài hơn về vấn đề này.

Tha thứ và quên đi

Một trong những khó khăn mà các nhà nghiên cứu gặp phải trong quá trình học tập tha thứ là có một định nghĩa chính xác về điều này. Rất nhiều người cho rằng sự tha thứ thực sự là một cái gì đó khác.

“Tha thứ không phải là cách duy nhất để đối phó với những bất công mà ta trải qua. Có rất nhiều cách”, Worthington nói. “Một là hãy chấp nhận vì cuộc sống vẫn tiếp diễn và tôi cũng vậy. Cách khác là bào chữa cho những gì từng làm hay biện minh cho điều đã xong hoặc xưng tội trướcThiên Chúa, hãy để Chúa xóa bỏ chúng”. Hoặc “tôi sẽ chuyển trả nó về với Chúa bởi nó không phải là vấn đề của tôi’.

Tha thứ thật sự cần nhiều nỗ lực hơn. “Tha thứ không chỉ giúp bạn từ bỏ những cảm xúc tiêu cực đối với ai đó, trên thực tế còn giúp bạn bắt đầu thấy người ấy lại có giá trị, giúp người ta có thể chuộc lỗi”, Worthington nói.

Ôm giữ hận thù tương tự mang bệnh trên mình

Khoa học cho thấy rằng việc giữ lại những mối ác cảm có thể gây bệnh. Nhưng đối với một người nào đó được chẩn đoán ở trong tình trạng nghiêm trọng, việc tìm kiếm các khả năng tha thứ và cho đi càng trở nên quan trọng hơn.

Theo giám đốc quốc gia về Y học thể chất và tinh thần tại Trung tâm Điều trị Ung thư Mỹ (CTCA) Katherine Puckett, bệnh nhân được hưởng lợi nếu hiểu biết về những mất mát họ có thể gặp phải nếu cứ ôm giữ cảm giác hận thù.

“Khi chúng ta bị căng thẳng, có những điều thực sự tiêu cực xảy ra trong cơ thể”, Puckett nói. “Cơ thể cảm nhận được sự căng thẳng đó như một mối đe dọa cho sự tồn tại của chính chúng ta. Có khoảng 1.400 hóa chất khác phát triển toàn cơ thể khi chúng ta đang ở trong trạng thái căng thẳng. Khi mọi người không tha thứ, họ gặp khó khăn và không thể giải phóng những oán giận, phải sống trong một trạng thái mà hormone sẽ bị ảnh hưởng”.

Theo Puckett, phát triển các mối quan hệ hỗ trợ là một trong những bước đầu tiên giúp bệnh nhân đạt được sự tha thứ.

“Chúng ta muốn có thể giải thích về những gì bản thân đang trải qua”, cô nói. “Khi gặp rất nhiều tổn thương và đau đớn, khó có thể học cách quên đi điều đó, đặc biệt nếu không có sự giúp đỡ nào”.

Xác định nguồn gốc gây oán hận

Phân tích tận cùng sự hận thù đòi hỏi phải tự suy nghĩ để nhận ra nguồn gốc của những cảm xúc tiêu cực. Trong quá trình tìm hiểu, các bệnh nhân ung thư có thể nghĩ đến một loạt những thứ mà họ muốn đổ lỗi, chẳng hạn như các mối quan hệ tồi tệ, một người cha lạm dụng, hoặc công việc quá căng thẳng. Việc xác định nguồn gốc gây tổn thương là một bước quan trọng để đi tiếp.

“Thường mọi người cảm thấy họ không xứng đáng hưởng hạnh phúc, hoặc là họ không thể thoát khỏi những tội lỗi hay oán giận”, cô nói.”Đó chỉ là một cách sống khác. Họ chưa có kinh nghiệm làm những điều tốt đẹp để chăm sóc bản thân. Nó cũng là một quá trình học tập đầy khó khăn, nhưng rất đáng giá và tôi nghĩ sẽ rất hiệu quả”.

Bệnh nhân Dwayne Bratcher (57 tuổi) tại CTCA cho biết tự tha thứ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh của mình. Khi ông được chẩn đoán bị ung thư vú, ông rất ngượng ngùng vì mắc phải “bệnh phụ nữ” và hối hận đã hút thuốc hơn 20 năm. Bratcher cũng tự mô tả bản thân thuộc tuýp người “tham công tiếc việc”. Trước khi đến CTCA, ông đã tiết kiệm được thời gian nghỉ ốm tương đương 970 giờ. Tất cả những gì ông lo nghĩ đều là về công việc của mình.

“Tôi đã phải tha thứ cho bản thân mình vì không dành nhiều thời gian với gia đình. Kể từ khi bị ung thư vào năm ngoái, tôi và gia đình gần gũi nhau hơn”, ông nói. “Hiện nay tôi nói chuyện với con gái mình mỗi ngày, trong khi trước đó điều duy nhất tôi có trong tâm trí là làm việc”.

Hỗ trợ về tinh thần

Không còn e ngại về bệnh tật của mình, Bratcher giờ đây tham gia nhiều hoạt động trong cộng đồng mắc ung thư vú và rất cởi mở khi nói đến nó. “Một khi tôi đã tha thứ cho bản thân mình để trở thành một người đàn ông bị ung thư vú, tôi có thể nói chuyện với bất cứ ai”, ông nói.

Những lời cầu nguyện đem đến cho con người

Ôm giữ hận thù tương tự mang bệnh trên mình… (Ảnh: Shutterstock)

Bratcher coi bệnh tật của mình là một tiếng chuông cảnh tỉnh và cho biết bệnh ung thư của ông thực ra là một phước lành. Phần lớn sự ủng hộ của ông xuất phát từ nhà thờ. “Tôi đã có một cộng đồng giáo hội cầu nguyện cho mình và tôi nhận được những điều tốt đẹp hơn. Điều đó đã giúp tôi hiểu ra rất nhiều điều”, ông nói.

“Bệnh nhân ung thư thường thấy khó tha thứ cho bản thân mình bởi vì họ đang phải trải qua giai đoạn căng thẳng gây tổn hại về tài chính và áp lực lên gia đình”, ông nói. “Tuy nhiên chúng tôi đã hỗ trợ họ để giúp những bệnh nhân này có thể gạt bỏ nhiều thứ mà họ từng ôm giữ”.

Đôi khi các bệnh nhân nói rằng họ giận đức Chúa, nhưng hầu hết đó lại là vấn đề gia đình. Dù là vấn đề gì, các giáo sỹ có thể ủng hộ họ bằng cách giao tiếp tìm hiểu nhu cầu cụ thể của bệnh nhân, hoặc chỉ đơn giản là giúp giữ các bí mật.

“Gần đây một trong những giáo sỹ của chúng tôi nói với tôi rằng một bệnh nhân đã chia sẻ điều gì đó mà cô không bao giờ chia sẻ với bất cứ ai khác”, Williamson nói. “Chỉ một mình giáo sỹ biết những gì cô ấy đã trải qua”.

Tha thứ là quyết định cuối cùng, nhưng nó có thể mất nhiều năm nỗ lực để đạt được điều đó. Một số bệnh nhân có thể không bao giờ trút bỏ mọi thứ, nhưng Puckett nói nó vẫn rất quan trọng đối với họ.

“Mỗi người có khoảng thời gian khác nhau để tha thứ, và có lẽ một số người không bao giờ hoàn toàn nhận được điểm buông xả và tha thứ”, cô nói. “Nhưng nếu họ cảm thấy có sự hỗ trợ trên con đường đó, nó sẽ giúp giảm bớt bất cứ tình trạng căng thẳng nào họ đang gặp phải”.

Biên dịch từ Epoch Times

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN