Hoa Đà – Đại thần y “sinh nghề tử nghiệp”

Hoa Đà – Đại thần y “sinh nghề tử nghiệp”

Thần y Hoa Đà là người y thuật siêu quần, ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại khoa, thủ thuật (mổ xẻ), được ngươi sau tôn xưng là ‘Ngoại Khoa Thánh Thủ’, ‘Ngoại khoa tỵ tổ’… Sống vào thời Tam Quốc, cùng các anh hùng hào kiệt, ông đã để lại rất nhiều kỳ tích làm chấn động giới y thuật thời bấy giờ, và lưu truyền hậu thế mãi về sau.

Hoa Đà – một “thần y” siêu phàm

Hoa Đà tự là Nguyên Hóa, người huyện Tiêu, nước Bái, nay là huyện Bặc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Sử chép rằng, Hoa Đà đọc thông kinh sử, tuổi trẻ du học ở từ Châu, từng đỗ hiếu liêm. Tể tướng Trần Khuê và Thái úy Huỳnh Uyển của nước Bái từng tiến cử và mời Hoa Đà ra làm quan, song ông đều từ chối. Ông quyết chí học thuốc cứu đời, trừ bệnh tật cho dân chúng. Những bộ chính sử như “Hậu Hán thư”, “Tam Quốc chí” cũng đều có ghi chép những câu chuyện về vị ‘thần y’ xuất chúng này.

Hoa đà

hình ảnh Hoa Đà tái hiện lại trong phim

Theo đó, y thuật của Hoa Đà rất siêu phàm, các bệnh truyền nhiễm, giun sán, phụ khoa nhi khoa, hô hấp, da liễu… ông đều chữa được. Nhất là ông lại có thành tựu trong việc gây mê và phẫu thuật ngoại khoa, được người sau tôn xưng là “Ngoại khoa Thánh thủ”. Người ta cho rằng Hoa Đà đã biết áp dụng kỹ thuật gây mê bằng một hỗn hợp rượu và thảo dược được gọi là ‘ma phí tán’.

Hoa Đà đã thử tất cả lọai thảo dược để tìm một lọai có khả năng gây tê, giúp bệnh nhân giảm đau trong cuộc phẫu thuật. Một ngày nọ khi đang đi tìm dược liệu trên núi, Hoa Đà bắt gặp một người tiều phu bị thương nặng. Người tiều phu bèn hái một vài lá, nghiền nát chúng và đắp lên vết thương của mình. Được một lúc thì cơn đau biến mất. Hoa Đà rất ngạc nhiên khi chứng kiến sự kỳ diệu đó, ông háo hức lại gần hỏi anh ta tên loại thảo dược này. Đó chính là lá của cây mạn đà la (lọai thảo dược độc có quả màu vàng).

Sau nhiềm cuộc thử nghiệm và sai sót, Hoa Đà cũng chế tạo thành công lọai thuốc gây tê nổi tiếng có tên “Ma Phí Tán”. Như vậy, ông là thầy thuốc sử dụng gây mê từ rất sớm, trước cả khi người phương Tây biết áp dụng kỹ thuật này trong phẫu thuật chừng 1600 năm.

Ma Phí Tán

Ma Phí Tán – loại thuốc gây tê nổi tiếng thời Tam Quốc, có trước Tây Y cả 1600 năm.

Chuyện rằng, một lần có một cô gái 20 tuổi chân bưng mủ, ngứa và đau, đã 7 – 8 năm vẫn chưa khỏi, nên mời Hoa Đà đến chữa. Đến nơi, Hoa Đà đã rút từ chân cô gái một thứ như con rắn, sau đắp thuốc 7 – 8 ngày là khỏi, khiến gia đình cô gái vô cùng cảm kích.

Một lần khác có một cụ già mời Hoa Đà chữa bệnh Hoa Đà kiểm tra xong và nói với người nhà bệnh nhân rằng bệnh đã thâm căn cố đế, chỉ có thể mổ bụng để chữa trị, nhưng sau phẫu thuật cũng chỉ sống được không quá 10 năm, hay là thôi đi. Người bệnh đang đau đớn, khi nghe mình có thể hết bệnh mà còn có thể sống được những 10 năm nữa liền xin Hoa Đà ra tay chữa trị. Hoa Đà liền làm phẫu thuật cắt bỏ khối u, chỉ một thoáng là bệnh đã khỏi, và y như lời ông nói, đúng 10 năm sau người này mất.

Hoa Đà không những có thể chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân, mà còn có thể "tiên tri" trước số mệnh của người đó.

Hoa Đà không những có thể chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân, mà còn có thể “tiên tri” trước số mệnh của người đó.

Hoa Đà có biệt tài trong “diện chẩn”, qua việc quan sát sắc mặt, nghe tiếng nói… để phán đoán bệnh năng hay nhẹ. Có một lần, một người cảm thấy tức ngực, mặt đỏ, không buồn ăn, Hoa Đà chẩn đoán trong bụng anh có giun, cho anh thuốc và không lâu anh tẩy ra nhiều giun.

Một quan lại bị ốm rất lâu vẫn không khỏi bệnh, sau khi khám Hoa Đà cho rằng chỉ cần ông ta bực tức sẽ khỏi bệnh, bởi vậy liền để lại một lá thư mắng chửi ông ta thậm tệ rồi ra về. Vị quan lại này nổi giận tam bành, cử người đuổi giết Hoa Đà nhưng không đuổi kịp, đã tức lại càng tức hơn, liền nôn ra máu đen, nhưng vì thế mà bệnh cũng khỏi luôn…

Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung thì Hoa Đà đã chữa bệnh cho Quan Vũ theo phương thức “cạo xương, trị độc”, bằng cách mổ vai để nạo chất độc do mũi tên đâm vào trong lúc Quan Vũ vẫn bình thản đánh cờ vây. Đây là một cảnh tượng có thể nói là “vô tiền khoáng hậu”, trước chưa từng có, mà sau cũng không còn nghe nói đến.

Thần y Hoa Đà đang chữa bệnh cho Quan Vũ trong khi ông vẫn đang bình thản ngồi chơi cờ. (Ảnh: Internet)

Thần y Hoa Đà đang chữa bệnh cho Quan Vũ trong khi ông vẫn đang bình thản ngồi chơi cờ.

Hoa Đà đã rạch một vết mổ ở cánh tay phải của ông và nạo độc ra khỏi cơ và xương. Trong lúc tiến hành phẫu thuật, Quan Vũ vừa uống rượu và chơi cờ, mặt không hề biến sắc. Ông nói chuyện và cười đùa vui vẻ như không có gì xảy ra. Sự điềm tĩnh của ông trước sự chứng kiến của các tướng lĩnh và binh sĩ khiến họ vô cùng ngưỡng mộ và thán phục. Họ cảm thấy quá bất ngờ trước khả năng chịu đựng sự đau đớn phi thường của Quan Vũ. Còn Quan Vũ thì phục sát đất khả năng trị bệnh thần kỳ của Hoa Đà.

Hoa Đà bởi vì có y thuật cao siêu nên chẳng bao lâu mà danh tiếng của ông lan xa khắp vùng. Tào Tháo là người cùng quê với Hoa Đà, khi ấy thường hay bị căn bệnh đau đầu quái lạ hành hạ, dù đã rất nhiều lần mời thầy thuốc giỏi về chữa trị nhưng cũng không khỏi. Nghe nói Hoa Đà có y thuật cao siêu nên đã cho mời ông về trị bệnh. Hoa Đà chỉ châm một kim thì bệnh đau đầu của Tào Tháo đã biến mất.

Tào Tháo khi được Hoa Đà khuyên nên mổ sọ để cạo chất độc, đa nghi Hoa Đà muốn giết mình nên tống ông vào ngục. Hoa Đà vì cảm kích người gác ngục đã chăm sóc mình khi đang ở trong ngục nên đã truyền sách của mình theo nghề y sẽ có kết cục bi thảm như Hoa Đà nên đã đốt mất, do đó tất cả sách vở của Hoa Đà về nghề y đã thất truyền. Hiện tại còn thấy “Trung Tàng kinh”, “Hoa Đà thần Y bí truyền… đều là người sau mượn tên tiếng, không phải tự tay ông viết ra.

Hoa Đà cũng được cho là người sáng tác ra “Ngũ Cầm hí”, tập luyện mô phỏng theo động tác của năm loại vật: hổ, hươu, gấu, khỉ và chim.

Ngũ Cầm Hí, một bài tập do Hoa Đà sáng tạo ra để tăng cường thể chất. (Ảnh: Internet)

Ngũ Cầm Hí, một bài tập do Hoa Đà sáng tạo ra để tăng cường thể chất.

Vị đại thần y sinh nghề – tử nghiệp

Tào Tháo sợ bệnh đau đầu của mình lại tái phát nên đã ép buộc Hoa Đà phải ở lại Hứa Xương để chữa bệnh cho mình và cấp cho Hoa Đà một người hầu. Nhưng Hoa Đà bản tính thanh cao, không muốn bị ràng buộc vào công danh lợi lộc, cũng không muốn làm một thầy y chỉ phục vụ cho một người mà muốn trị bệnh cho dân chúng. Vì thế, Hoa Đà liền từ chối, nói rằng muốn trở về quê để tìm thuốc. Nhưng từ khi đi, Hoa Đà không quay trở lại nơi ấy nữa.

Tào Tháo nhiều lần viết thư yêu cầu ông quay trở lại, cũng đồng thời phái quan lại địa phương đến tận nơi thúc ép nhưng Hoa Đà vẫn một mực từ chối, nói rằng vợ đang bị bệnh nặng, không thể trở lại bên Tào Tháo. Tào Tháo vì thế mà giận giữ, phái người đặc biệt đến nhà Hoa Đà điều tra. Tào Tháo nói với người đi điều tra: “Nếu như vợ của Hoa Đà thực sự bị bệnh, thì hãy cấp cho họ 400 đấu đậu đỏ và gia hạn thêm thời gian, còn nếu như là giả dối thì bắt về trị tội.

Tào Tháo

Tào Tháo

Không lâu sau, Hoa Đà bị dẫn về Hứa Xương trị bệnh cho Hoa Đà. Hoa Đà lần này sau khi chẩn đoán bệnh đã nói: “Bệnh của thừa tướng lúc này thực sự đã rất nghiêm trọng, không thể châm cứu là có thể khỏi được. Tôi nghĩ, trước tiên ngài cần uống ma phí tán, sau đó phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u trong não thì mới trị được hết bệnh này.

Tào Tháo vừa nghe những lời này của Hoa Đà thì giận dữ, chỉ tay và Hoa Đà, lớn tiếng trách mắng: “Đầu mổ ra rồi, người còn có thể sống sao?”. Tào Tháo không tin lời Hoa Đà, cho rằng Hoa Đà muốn âm mưu hại mình nên đã ra lệnh bắt giam Hoa Đà lại chờ xử tử.

Hoa Đà định làm thủ thuật mổ khối u trong não Tào Tháo, nhưng Tào Tháo tính đa nghi, nghĩ rằng Hoa Đà muốn báo thù cho Quan Vũ định giết mình nên đã bắt Hoa Đà giam lại.

Hoa Đà định làm thủ thuật mổ khối u trong não Tào Tháo, nhưng Tào Tháo tính đa nghi, nghĩ rằng Hoa Đà muốn báo thù cho Quan Vũ định giết mình nên đã bắt Hoa Đà giam lại.

Trước khi chết, Hoa Đà đã ở trong ngục, chỉnh lý lại cuốn sách y học – Thanh nang kinh. Vì cảm kích người gác ngục đã chăm sóc mình khi đang ở trong ngục nên đã truyền sách của mình theo nghề y cho ông: “Cuốn sách này truyền lại cho đời sau, có thể cứu được muôn dân trăm họ trong thiên hạ.” Tuy nhiên vợ của viên cai ngục sợ rằng dù có trở thành thần y như Hoa Đà thì rồi cũng chết như ông, nên lấy lửa để đốt nó đi, do đó tất cả sách vở của Hoa Đà về nghề y đã thất truyền.

Về sau, khi Tào Tháo bị bệnh, lại tìm đến Hoa Đà thì Hoa Đà đã chết rồi. Cuối cùng Tào Tháo cũng vì chính bệnh này mà chết.

Ông viết rất nhiều sách y, rất tiếc không được lưu truyền, đó là một tổn thất lớn lao cho nên y học Trung Quốc. Hiện tại còn thấy ‘Trung Tàng Kinh’, ‘Hoa Đà thần Y bí truyền’, .v.v… đều là người sau mượn viết, không phải tự tay ông viết ra. Ông truyền dạy ba đệ tử: Phàn A giỏi châm cứu, Ngô Phổ viết ‘Ngô Phổ Bản Thảo’, Lý Đang Chi viết ‘Lý Đang Chi Dược Lục’. Hiện nay, người nghiên cứu tư tưởng học thuật của Hoa Đà chỉ là tham khảo sách vở của học trò ông thôi.

Y học gia thời cổ, như Tôn Tư Mạc, Hoa Đà, Biển Thước, Lý Thời Trân… họ đều là người tu luyện, đều đã khai mở ‘thiên mục’ (con mắt thứ 3). Mọi người đều thấy phương pháp trị bệnh của họ rất đặc biệt, liếc mắt một cái có thể biết được nguyên nhân căn bản của bệnh, hơn nữa phương thuốc sử dụng, hoàn toàn không giống với lẽ thường, thuốc vào là bệnh hết.

Các Thần y xưa đều có 'công năng đặc dị', mắt thứ 3 (thiên mục) đều được khai mở, do bản thân họ là người tu Đạo, đã đến những cảnh giới rất cao thâm. Có thể nhìn thấu được bản chất của bệnh tật, thuốc vào là bệnh hết, đã chữa là khỏi, còn có khả năng "cải tử hoàn sinh" nữa.

Các Thần y xưa đều có ‘công năng đặc dị’, mắt thứ 3 (thiên mục) đều được khai mở, do bản thân họ là người tu Đạo, đã đến những cảnh giới rất cao thâm. Có thể nhìn thấu được bản chất của bệnh tật, thuốc vào là bệnh hết, đã chữa là khỏi, còn có khả năng “cải tử hoàn sinh” nữa.

“Sử ký” ghi lại rằng Biển Thước có đôi mắt thấu thị, có thể cách tường khán vật, thấu thị nhân thể, Hoa Đà nhìn thấy não Tào Tháo có khối u, còn Tôn Tư Mạc bản thân là người tu luyện đắc đạo, am hiểu trời giống như lịch pháp. Sách sử ghi lại, Lý Thời Trân mỗi lúc trời tối tĩnh tọa tu luyện, bản thân cũng giống như thần tiên vậy… Đó mới chính là “bí quyết” trị bách bệnh của các thần y này. Do không có đệ tử chân truyền, hoặc có nhưng là đơn truyền các đời, nên những người đời sau không hiểu nguyên do vì sao, nghĩ rằng người trước suy diễn, cũng là vì họ không biết được nội hàm của tu đạo và tâm pháp bí truyền của Trung y thời xưa!

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN