Đại thần y Tôn Tư Mạc: Trọng đức còn hiệu quả hơn cả tiên đan

Đại thần y Tôn Tư Mạc: Trọng đức còn hiệu quả hơn cả tiên đan

Tôn Tư Mạc là một đạo sỹ và danh y kiệt xuất thời nhà Đường. Đương thời, Tôn Tư Mạc ẩn cư tại núi Nam Sơn. Khi thiên hạ đại hạn, tăng nhân ở Tây thành lập đàn cầu mưa ở hồ Côn Minh, sau 7 ngày không những không mưa mà nước ở hồ còn cạn thêm. Một hôm có một ông lão đến động thất tìm Tôn Tư Mạc nhờ ra tay cứu giúp.

>> Hoa Đà – Đại thần y “sinh nghề tử nghiệp

Tôn Tư Mạc

Tôn Tư Mạc. Ảnh: nghethuattruyenthong.com

Tôn Tư Mạc nói: “Tôi biết Long Cung ở hồ Côn Minh có 30 phương thuốc tiên chữa bệnh, ông truyền lại cho tôi, tôi sẽ cứu ông”. Ông lão nói: “Đạo tiên là có Ngọc Hoàng Đại Đế, cho nên không thể tùy tiện truyền cho người khác. Nhưng hôm nay vì tình thế nguy cấp, tôi sẽ truyền lại cho ông”. Ông lão bèn lấy đạo tiên truyền lại cho Tôn Tư Mạc.

Khi nước hồ Côn Minh dâng lên, tăng nhân Tây thành mất mặt ôm hận mà chết. Còn Tôn Tư Mạc thì từ khi có được 30 đạo tiên của Long Cung, ông đã biên soạn ra cuốn sách “Thiên Kim Dực Phương”, mô tả các phương thuốc quý đáng giá hơn cả ngàn vàng.

đạo đức

Ảnh: Dkn.tv

Tôn Tư Mạc còn được gọi là Dược vương, đây là tên gọi mà Đường Thái Tông ban cho ông. Vì hoàng hậu của Đường Thái Tông khó sinh mà dẫn tới nguy kịch tới tính mạng, Tôn Tư Mạc được triệu vào cung cứu chữa, sau cùng hoàng hậu cũng hạ sinh mẹ tròn con vuông. Đường Thái Tông vô cùng vui mừng, ban cho Tôn Tư Mạc một tòa nhà và một ngàn lượng vàng, nhưng Tôn Tư Mạc từ chối không lấy, chỉ xin được phép thoái ẩn về quê. Đường Thái Tông thấy vậy liền nói: “Ta phong cho khanh là Dược vương, khanh không được phép từ chối”.

Trọng đức còn hiệu quả hơn cả tiên đan

Trong “Thiên Kim Yếu Phương”, Tôn Tư Mạc viết: “Người có đức hạnh tốt, không cần bồi bổ tiên đan đạo dược, cũng có thể kéo dài thọ mệnh; Người mà đức hạnh không đủ, có ăn tiên đan đạo dược cũng chẳng thể kéo dài thọ mệnh”.

>> Phải biết coi trọng đức thì phúc phận mới dài lâu

Tôn Tư Mạc cảm thán đạo đức suy thoái, người thế tục truy cầu danh lợi, xảo trá thủ đoạn, tham lam vô độ, sau cùng cũng đều buông bỏ vật ở ngoài thân mà chết. Tư tưởng dưỡng sinh của Tôn Tư Mạc là nhất thiết phải xem nhẹ danh lợi, coi danh lợi như phù vân. Ông đặc biệt ca ngợi triết lý “Điềm đạm hư vô” trong “Hoàng Đế Nội Kinh”. Tôn Tư Mạc nói: “Chỉ cần tu dưỡng đạo đức, không cầu thiện báo, tự có phúc báo; không cầu trường thọ, mà tự kéo dài thọ mệnh, đây mới là đại yếu chỉ trong dưỡng sinh”.

Danh y biển thước

Ảnh: Dkn.tv

Tại sao coi trọng đức lại có hiệu nghiệm hơn cả uống tiên đan? Sinh mệnh của con người có “Tinh”, “Khí”, “Thần”. Đó là 3 pháp bảo của sinh mệnh, cũng chính là pháp bảo của con người. Trong đó “Thần”, hay “Nguyên Thần” chính là linh hồn của con người, là chủ chỉ huy chân chính của con người. “Thần” trong “Nguyên Thần” có đặc tính đồng dạng với “Thần”, là thần thánh, là thiện lương, là chân thật.

Vậy phải làm sao để có thể phát huy được năng lực của “Nguyên Thần”?

“Nguyên Thần” tuy có đầy đủ năng lực của thần, nhưng vì con người có tư tưởng bất thiện, chính vì con người có những vị tư này, ẩn chữa những tư tưởng bất chính, cản trở sự lương thiện của “Nguyên Thần”, khiến cho “Nguyên Thần” không thể phát huy được năng lực bảo vệ sinh mệnh của mình. Nếu con người có thể coi trọng đức, bài trừ những tư tưởng bất hảo như: Tâm vị tư, đố kỵ, tranh đấu…, như vậy có thể thể hiện ra được uy lực bảo vệ sinh mệnh của “Nguyên Thần”. Cho nên coi trọng đức mới có thể phát huy được năng lực bảo vệ sinh mệnh của “Nguyên Thần”, so với uống tiên đan đạo dược còn hiệu quả hơn.

Tu luyện càng cần coi trọng Đức

Bước tiếp theo của dưỡng sinh chính là tu luyện. Tu luyện thì lại càng cần coi trọng đức hơn nữa, và tiêu chuẩn cũng đòi hỏi phải cao hơn. Tôn Tư Mạc sau cùng cũng tu thành Chân Nhân (Thần tiên) được gọi là Tôn Chân Nhân. Vào thời Đường Cao Tổ năm Vĩnh Thuần Nguyên, tức năm 682, một hôm ông dậy sớm tắm gội, trang phục chỉnh tề rồi ngồi đả tọa cáo từ con cháu: “Ta phải thăng Thiên về Thiên đình, một lúc nữa sẽ tắt thở”. Sau khi ông tắt thở, hơn một tháng sau cơ thể vẫn giữ nguyên dung mạo không thay đổi, khi đem vào quan tài thì cơ thể nhẹ như bông, kỳ thực ông đã đắc đạo thành tiên.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN