Tài quan sát của Ky Tử: thấy nhà Thương mất từ một đôi đũa

Tài quan sát của Ky Tử: thấy nhà Thương mất từ một đôi đũa

Bởi vì Trụ Vương hoang dâm vô độ, cuối cùng bị Vũ Vương bức chết ở trên Lộc Đài, làm mất đi giang sơn nhà Thương. Tất cả những chuyện này, Ky Tử đã sớm nhận ra từ một đôi đũa ngà voi rồi.

Thương Trụ Vương không chỉ có tư chất thông minh, mà còn giỏi về võ công, có thể tay không bắt thú giữ. Một vị Hoàng đế như vậy, đáng tiếc không đi theo con đường chính đạo, sau khi lên ngôi dần dần trở nên hoang dâm vô độ, cuối cùng đã mất đi thiên hạ của mình.

Thương Trụ Vương có mấy người chú đều là người hiền tài như Tỉ Can, Ky Tử, Vi Tử, họ thường khuyên can Thương Trụ Vương, nhưng đáng tiếc rằng ông ta không nghe. Cuối cùng thậm chí còn mổ bụng Tỉ Can, đuổi Ky Tử, hãm hại Vi Tử đến phát điên.

Khi Thương Trụ Vương mới kế thừa ngôi vị, chính trị vẫn trong sạch, mọi người còn cho ông ta là một minh chủ. Một hôm trên triều, công việc gần như đã xong, ông ta đột nhiên lấy ra một đôi đũa ngà voi do chính mình mời người chế tác, sau khi xem các đại thần đều cho rằng hoa văn tinh xảo, điêu khắc tuyệt đẹp. Nhưng Ky Tử nhìn thấy đôi đũa như nhìn thấy ma quỷ, sợ đến không nói ra lời. Sắc mặt từ đỏ chuyển sang trắng, từ trắng chuyển sang xanh. Mọi người hỏi ông ta đã xảy ra chuyện gì, ông ta miệng run lập cập một câu cũng không nói ra lời, làm cho mọi người rất nghi ngờ, Thương Trụ Vương rất không vui.

Đát Kỷ và Thương Trụ Vương

Đát Kỷ và Trụ Vương (Ảnh: trithucvn.net)

Sau khi lui triều, có một vài đại thần tốt rất quan tâm đến Ky Tử, liền hỏi: “Một đôi đũa sao có thể làm cho ông sợ đến như vậy?”, Ky Tử nói: “Tôi lo rằng Trụ Vương sẽ thay đổi theo hướng xấu?”. Các đại thần kinh ngạc cho rằng, đường đường là một quân vương, làm một đôi đũa ngà voi dù chẳng thể là chuyện tốt, nhưng cũng chẳng phải chuyện xấu gì, sao ông có thể suy đoán không căn cứ như vậy chứ?

Ky Tử nói: “Các vị xem xem, đây là một đôi đũa đẹp, tất nhiên Trụ Vương không dùng nó với mâm bát đất, như vậy rất khó coi, thiệt thòi cho đôi đũa ngọc quá. Nó phải dùng với bát ngọc mới thể hiện được cái đẹp của nó. Có đũa ngọc, bát ngọc, chén ngọc, đĩa ngọc, vậy ăn cái gì đây? Lại dùng những thứ đẹp như vậy để đựng quả đậu, lá đậu e rằng Trụ Vương cũng không vui vẻ. Đương nhiên ông ta sẽ đựng trong những bát đũa ngọc này những thứ như đuôi trâu, thịt voi, thịt báo thì khi ăn mới thấy hết mùi vị của nó. Dùng đũa ngọc, bát ngọc đựng thịt voi, thịt báo, nhất định ông ta sẽ may áo gấm, xây nhà đẹp. Không lâu sau đó, mọi người sẽ không bằng lòng với ông ta, sẽ dị nghị ông ta. Muốn trấn áp sự bất mãn này, tất nhiên phải dùng những thủ đoạn tàn bạo. Lúc đó tôi và ngài có thể đứng trên triều nữa không?”.

Những đại thần này sau khi nghe những lời như vậy đều cười phá lên, không cho là như thế. Đến cả mấy đại thần thường ngày sáng suốt cũng cho là Ky Tử suy diễn viển vông. Ky Tử không nói gì chỉ lắc đầu thở dài.

Quả nhiên đúng như dự đoán, năm năm sau, Trụ Vương cho trồng những rừng cây, treo thịt trong đó, bên cạnh còn đặt bếp lò đỏ lửa. Khi nào muốn ăn lấy thịt ở trên cây xuống nướng trên lò nóng ăn luôn. Còn cho xây một cái hồ to đẹp đổ đầy rượu, khi nào muốn uống, xuống bên hồ uống thỏa thuê. Quần thần khuyên can, lúc đầu Trụ vương còn lấy tài ăn nói khéo léo để giải thích, biện minh để che giấu lỗi lầm của mình, dần dần ông ta thấy đó là sự phiền nhiễu, liền đặt ra hình phạt với ai can gián, khuyên ngăn. Khiến cho lòng người thay đổi, lung lay, triều chính nghiêng ngả. Tỉ Can đã nhiều lần khuyên can, Trụ Vương nói với ông ta rằng: “Tôi nghe nói tim của hiền thần có thất khiếu. Để tôi xem tim ngài có mấy ngăn?”. Nói rồi, phanh ngực Tỉ Can, Vi Tử nghe thấy thế liền bỏ chạy, Ky Tử nghe thấy vậy nhưng không đi liền bị bắt.

Bởi vì Trụ Vương hoang dâm vô độ, cuối cùng bị Vũ Vương bức chết ở trên Lộc Đài, làm mất đi giang sơn nhà Thương. Tất cả những chuyện này, Ky Tử đã sớm nhận ra từ một đôi đũa ngà voi rồi.

Phân tích: 

Từ một chuyện nhỏ như đôi đũa ngà voi này có thể nhìn thấy trước những rừng thịt, hồ rượu, lò than hồng, sự xa xỉ như vậy cùng với hình phạt tàn khốc với quần thần, có thể nói Ky Tử là một người quan sát tỉ mỉ từng li từng tý. Đáng tiếc là Ky Tử nhìn ra được tình thế nguy cấp này nhưng đáng tiếc không học được Y Doãn triều trước

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN