Hiệu quả tuyệt vời của Y học Trung Hoa trong điều trị cai nghiện

Hiệu quả tuyệt vời của Y học Trung Hoa trong điều trị cai nghiện

Bởi vì mang lại hiệu quả vừa nhanh chóng vừa lâu dài đối với các triệu chứng suy nhược thể chất, nên y học Trung Hoa đặc biệt phù hợp với điều trị cai nghiện dưới vai trò là một phần của liệu trình phục hồi tổng quát.

>> Thanh thiếu niên sử dụng ma túy đá có nguy cơ mất lý trí vĩnh viễn

Y học Trung Hoa hoạt động tốt nhất trong điều trị cai nghiện khi được tích hợp với một liệu trình điều trị toàn diện, bao gồm hỗ trợ nhóm cũng như các dịch vụ tâm lý và xã hội.

Y học Trung Hoa trong điều trị cai nghiện

Ảnh: Dkn.tv

Châm cứu trực tiếp giải quyết các khía cạnh thể chất trong cai nghiện và giải độc, đồng thời nó hỗ trợ các liệu pháp tâm lý và xã hội trọng yếu trong việc phục hồi, mặc dù không đủ hiệu quả khi người nghiện đang trong cơn thèm thuốc, mất ngủ, hoảng loạn, và các biểu hiện thể chất khác trong quá trình cai nghiện.

Các triệu chứng cai nghiện trên khiến người đang trong quá trình hồi phục gặp rất nhiều khó khăn để có thể tận dụng triệt để các phương pháp trong lộ trình điều trị. Bạn thử hình dung xem, một người bị nghiện khi lên cơn  với cái dạ dày co thắt  hay cơn thèm thuốc điên loạn mà vẫn phải cố tham gia nhóm trị liệu.

Phương pháp châm cứu không bao giờ dẫn tới việc phụ thuộc vào các chất gây nghiện khác, mặc dù điều này có thể xảy ra khi điều trị bằng thuốc.

Y học Trung Hoa còn có thể điều trị một số khía cạnh tâm lý trong chứng nghiện, như cảm giác lo lắng và trầm cảm xảy ra khá phổ biến khi một người phải đối mặt với thực tế cuộc sống mà không có  các chất gây nghiện

Như một sự can thiệp âm thầm, châm cứu giúp những người đang phải chống chọi với các liệu pháp khác hoặc người không có khả năng nhận thức rõ ràng ở mức cần thiết (vì rào cản ngôn ngữ, khuyết tật, hay có vấn đề về tâm thần) đối với nhiều phương pháp điều trị.

>> Châm cứu đã được chứng minh là có khả năng giảm đau

Quan điểm của y học Trung Hoa đối với chứng nghiện

Theo quan điểm của rất nhiều chuyên gia tân thời của y học Trung Hoa, nghiện không phải là hậu quả của bản thân yếu nhược hay do thiếu ý chí, mà thường do các điều kiện sống trước đây đã gây ra thói quen tự dùng thuốc, rượu, hoặc các chất gây nghiện khác trong khi nỗ lực cân bằng lại bản thân.

Theo phương Tây, nghiện có thể được coi là phát sinh từ việc một người bị nghiện nỗ lực điều chỉnh cảm xúc bản thân khi gặp các vấn đề như lo lắng, trầm cảm, thiếu chú ý rối loạn tăng động, hoặc rối loạn lưỡng cực. Còn theo y học Trung Hoa, cơn nghiện có thể phát sinh khi một người bị nghiện cố điều chỉnh lại bản thân khỏi những thiếu sót, dư thừa, và mất cân bằng trong cơ thể mà có thể là nền tảng cho những vấn đề trên.

Sự mất cân bằng phổ biến mà y học Trung Hoa liên hệ tới cơn nghiện đó là việc quá thiếu hoặc quá thừa tính hỏa. Cũng như một cái lò không thể hoạt động mà không có một tia lửa đốt lên, do đó y học Trung Hoa nhận thức rằng con người cần có một loại hỏa khí (hay là năng lượng dương) để duy trì năng lượng và các hoạt động trao đổi chất tốt nhất. Tuy nhiên, nếu lửa cháy quá mạnh, và chúng ta có quá nhiều năng lượng dương, thì bản thân cần phải bình tĩnh lại và cân bằng trở lại .

Một người bị thiếu hỏa khí sẽ thường thấy bị kích thích với các loại thuốc như cocaine, ma túy đá, và nicotine, trong khi một người bị vọng hỏa sẽ ham muốn những thứ làm cho  họ trấn tĩnh lại như rượu, heroin, các loại thuốc giảm đau như Vicodin và Oxycontin; và các loại benzodiazepines như Valium, Xanax, và Ativan.

Một dạng cảm xúc điển hình liên quan tới chứng nghiện đó là tính dễ kích động, dễ nổi giận và không tự chủ. Theo y học Trung Hoa, những cảm xúc này liên quan tới hệ thống phổi và túi mật, là các hệ thống có chức năng duy trì cho mọi thứ được thông suốt. Khi chúng ta “tự buộc mình quá chặt” trong các cảm xúc này, thì mọi thứ sẽ bùng nổ hoặc bị nén lại, cả hai việc này đều làm cản trở dòng lưu chuyển khí trong các hệ thống kinh lạc  của cơ thể chúng ta. Điều này khiến cho cơ thể trở nên căng thẳng, và do đó chúng ta cần tìm cách để nới lỏng và thư giãn.

Khi các loại thuốc gây cảm giác sai  hay làm cho ta trấn tỉnh lại, chúng phá vỡ và trút cạn khí dương , khí âm, cơ chế quân bình, và hệ đệm tự nhiên của cơ thể, do đó chúng ta cần hồi phục chúng lại .

Y học Trung Hoa hỗ trợ hồi phục  các cơ chế này, từ đó giúp đột phá chu kỳ của cơn nghiện.

NADA

Hiệp hội Châm cứu Giải độc Quốc gia NADA được thành lập vào những năm 1980 tại Bệnh viện Lincoln tại Bronx, đã phổ biến việc sử dụng châm cứu trong cai nghiện tại Hoa Kỳ và hầu hết các nước Châu Âu, cũng như Nga, Trung Đông, Úc, Nam Mỹ, Caribbean, Mexico, Nam Á và Đông Nam Á.

Hiện nay hơn 2000 chương trình phục hồi tại Hoa Kỳ cùng với 40 nước khác đang sử dụng giao thức châm cứu của NADA bởi vì nó đã được chứng minh là gia tăng hiệu quả  trong điều trị. Trên toàn cầu, hơn 25 000 nhân viên y tế đã hoàn thành khóa huấn luyện của NADA, do các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hướng dẫn mà không cần đào tạo bổ sung trong chẩn đoán và điều trị châm cứu.

Giao thức của NADA trong cai nghiện đó là cho các bệnh nhân ngồi thành từng nhóm, với việc châm cứu tai, và tập trung huy động nguồn nội lực hiện thời của bệnh nhân.

Trong khi các dạng thiếu hụt, dư thừa và mất cân bằng có thể khác nhau, với giao thức của NADA thì mọi bệnh nhân đều được nhận cùng một phương thức điều trị, phương pháp chú trọng hỗ trợ các yếu tố cơ bản cho hệ thống cơ quan nội tạng, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại một cách tự nhiên . Điều này còn giúp các bệnh nhân hiểu rằng họ có khả năng tự hồi phục với sự hỗ trợ mà không cần “sự sửa chữa” từ bên ngoài.

Mô hình của NADA đang nâng cao vị thế trong việc phục hồi cho con nghiện, và nó đã được chứng minh là hiệu quả  hơn so với các phương pháp điều trị cá nhân mà thường gắn liền với Trung Y  trong các điều kiện khác. Giao thức của NADA là một liệu pháp cân bằng tổng quát giúp làm dịu mọi thứ trong khi hỗ trợ các hệ thống thần kinh, tim, thận, phổi, và gan.

Năm huyệt châm cứu được dùng ở mỗi tai đó là:

1. Thần kinh giao cảm: Cân bằng hệ thống thần kinh và hỗ trợ thư giãn tổng thể.

2. Huyệt Mệnh Môn: Giảm lo lắng và căng thẳng.

3. Thận: Sử dụng trong gỉai độc qua đường tiểu, làm dịu nỗi sợ hãi và chữa lành cơ quan nội tạng, làm cho ý chí và cơ thể mạnh lên  khi sự lạm dụng thuốc và các lối sống không lành mạnh đã khiến con nghiện khô kiệt .

4. Phổi: Sử dụng trong giải độc, lọc máu, và chế ngự sự thất vọng, tính dễ bị kích thích, và thái độ khiêu khích.

5. Gan: Thúc đẩy việc giải độc thông qua hô hấp và da, và giúp bệnh nhân hô hấp dễ dàng hơn và loại bỏ buồn phiền.

Để biết thêm thông tin về phương pháp chữa trị  hay huấn luyện của NADA,mời truy cập  www.acudetox.com.

Bác sĩ châm cứu Cynthia Neipris được cấp giấy phép thực hành châm cứu tại New York

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN